- Điều trị bệnh ung thư lưỡi cũng không nằm ngoài các phương pháp hóa trị, xạ trị hay làm phẫu thuật như các căn bệnh ung thư khác. Tuy nhiên không phải người bệnh nhân ung thư lưỡi nào cũng phải điều trị bằng những phương pháp đó.
Do vậy, cần phải nắm rõ tình trạng phát triển bệnh của mình và có đề xuất chữa trị hợp lý, đúng đắn.
Phương pháp xạ trị
Đây là phương pháp đóng vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong điều trị ung thư lưỡi. Phương pháp này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm miệng, cháy da, loét da, khô miệng...
Xạ trị ngoài: Chiếu xạ bằng máy gia tốc tuyến tính hoặc máy Cobalt 60, tùy theo tình trạng bệnh, có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp khác hoặc xạ trị đơn thuần.
Xạ trị áp sát: Nguồn phóng xạ được đặt trực tiếp vào khối u.
Phương pháp hóa trị
Sử dụng phương pháp hóa trị nhằm giảm thể tích khối u, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất dưới dạng đơn hoặc đa chất truyền qua động mạch lưỡi hoặc theo đường toàn thân.
Tuy nhiên hóa trị cũng gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như gây độc với các tế bào bình thường trong cơ thể, đặc biệt là những tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tế bào niêm mạc đường tiêu hóa, tóc, hồng cầu, bạch cầu gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy...
Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hoá chất có tác dụng làm giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u nhưng cũng gây độc với các tế bào bình thường của cơ thể.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong phương pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi với mục đích điều trị triệt căn cần phải phẫu thuật rộng để lấy hết tổ chức ung thư, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh: ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng nhai, nuốt, nói... của người bệnh.
Với phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ phần lưỡi và sàn miệng, phần bị cắt đi sẽ được tái tạo lại với kỹ thuật vi phẫu mạch máu và thần kinh bằng vạt cơ của vùng mặt trước cẳng tay.
Cuống mạch nuôi phần lưỡi tái tạo sẽ nối với động mạch, tĩnh mạch mặt ở vùng cổ. Dây thần kinh cảm giác của vạt da sẽ nối với thần kinh lưỡi được bảo tồn sau khi cắt bỏ khối u.
Đây là phần tinh tế nhất của phẫu thuật tái tạo lưỡi. Nhờ thế, khả năng nói và nuốt của bệnh nhân sẽ nhanh chóng lấy lại được và quan trọng hơn, bệnh nhân sẽ có cảm giác ở phần lưỡi tái tạo. Với cách làm này, không những có thể đảm bảo cắt bỏ trọn vẹn khối u, giúp hồi phục được các chức năng của lưỡi mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Phương pháp điều trị trong trường hợp khối u xâm lấn, di căn
Khối u xâm lấn rộng gây chảy máu tại chỗ: nhét gạc vào vị trí chảy máu, có thể phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài.
Khối u xâm lấn, di căn xương: dùng thuốc chống huỷ xương như Zoledronic Acid, Pamidronate… kết hợp xạ trị giảm đau vào vùng tổn thương di căn xương hoặc điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ P32...
Khối u di căn não: Xạ phẫu bằng dao gamma quay, có thể kết hợp với xạ trị gia tốc toàn.
Trên đây là những biện pháp điều trị ung thư lưỡi rất phổ biến hiện nay. Nếu trường hợp của bạn chưa đến mức phải dùng các phương pháp trên thì hãy tham khảo cách điều trị từ đông y, dân gian hoặc hỏi ý kiến bác sĩ cho bệnh ung thư lưỡi của mình nhé.
Thái Thị Hậu