- Bệnh gút (bệnh thống phong) là một dạng viêm khớp gây ra do hàm lượng axit uric trong máu cao. Trước kia bệnh được xem là căn bệnh của vua chúa vì có liên quan tới việc sử dụng rượu và chế độ ăn giàu đạm. Tuy nhiên, ngày nay gút dần trở thành căn bệnh phổ biến.

Nhậu nhiều bị gút, biến chứng khủng khiếp
10 bài thuốc dân gian hỗ trợ trị bệnh gút
Bác sĩ cũng khổ vì bệnh gút

Khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút, bạn cần đến bệnh viện tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại, nguyên nhân gây bệnh. Qua đó, đưa ra hướng điều trị chính xác, hiệu quả.

 

Chữa gút bằng phương thuốc nam (dân gian thường dùng)

Các phương thuốc nam thường được người bệnh gút lựa chọn là ăn canh đậu xanh cả vỏ, uống nước lá tía tô, uống nước lá lốt, ngâm rửa chân tay bằng lá lốt, uống nước đun từ lá vối và nụ vối tươi… Chúng có tác dụng hạ acid uric, thanh lọc cơ thể, giải độc tố để phòng ngừa bệnh gút, giảm các cơn đau do gút, hạn chế sự phát triển của bệnh.

{keywords}

Tuy nhiên, tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau trong khi các vị thuốc nam này chỉ có tác dụng chung chung nên khó điều trị triệt để. Thời gian điều trị kéo dài dễ khiến bệnh nhân chán nản, bỏ giữa chừng. Việc bỏ dở sẽ khiến gút bùng phát mạnh hơn, dễ biến chứng hơn.

 

Chữa gút bằng Tây y

Trước kia, Tây y điều trị bệnh gút chủ yếu bằng colchicin. Loại thuốc này cho tác dụng nhanh, giảm đau trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, người dùng thuốc dễ gặp tác dụng phụ như nôn, đau bụng, tiêu chảy…

Ngày nay, các bác sĩ có xu hướng dùng nhóm chống viêm không steroid như mobic, diclofenac, meloxicam, celecoxib… Thuốc cho hiệu quả tốt, giúp giảm đau nhanh trong cơn gút cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, suy giảm chức năng thận, phù chân, đặc biệt gây viêm dạ dày nên cần thận trọng khi sử dụng.

Bên cạnh các thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh gút trên, người bệnh còn cần dùng thuốc hạ axit uric đều đặn theo chỉ định. Dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu đỏ hoặc đau và không thể bỏ thuốc. Bởi Tây y không thể chữa dứt điểm bệnh gút nên người bệnh cần dự phòng thuốc, để thuốc ở nơi thuận tiện và kiêng khem trong ăn uống để phòng ngừa những cơn đau do gút có thể tái phát bất cứ lúc nào.

 

Chữa gút bằng Đông y

Theo quan điểm Đông y, bệnh gút (bệnh thống phong) được xếp vào phạm vi chứng “Tý thống”. Bệnh xảy ra “do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý”.

Đặc biệt, nam giới ở tuổi 40 trở lên, nhất là những người chức năng can tỳ thận đã suy yếu, lại lạm dụng những thức ăn bổ béo, uống nhiều rượu bia, hay lo nghĩ phiền uất càng hại đến nguyên khí, dẫn đến tỳ thận hư suy vận hóa kém sinh đàm thấp ứ trệ lâu ngày sinh thấp nhiệt ứ kết mà đau tại khớp.

Do đó, việc điều trị bệnh gút trong Đông y thường bám sát vào những căn nguyên gây bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh. Thuốc chủ yếu dùng để thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp, hướng tới hoạt huyết, bồi bổ khí huyết, nâng cao chức tăng can thận, tăng cường chính khí. Đối với từng giai đoạn, từng thể trạng của người bệnh, các y bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh bài thuốc cho phù hợp, để bệnh mau khỏi và nâng cao thể trạng người bệnh.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh gút thông thường. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ của bệnh để có biện pháp tốt nhất cho bệnh nhân.

Nguyễn Thu Hiền