- Tại tòa, các bị cáo thi nhau kêu oan còn ông Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc thì cho rằng việc hợp tác với Bihimex để vay tiền không phải hợp đồng nào cũng là giả.
Sau 3 ngày xét xử, ngày 21/7, TAND TP.HCM đã quyết định trả hồ sơ, điều tra lại vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả kinh tế” xảy ra tại Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp (Upexim) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biên Hòa (Bihimex).
Các bị cáo tại phiên xử |
Còn bị cáo Tống Thị Bích Loan (59 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biên Hòa - Bihimex, công ty thuộc sở hữu Nhà nước) thừa nhận sai phạm trong việc cho công ty của ông Vui vay tiền dẫn đến gây thất thoát 144,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà khẳng định không hề thông đồng với ông Vui như cáo buộc của VKS mà do quá tin tưởng vào ông này.
Còn hai bị cáo Châu Thị Khoa, Nguyễn Thị Mỹ Dung cho rằng chỉ làm theo chỉ đạo của giám đốc, không biết thỏa thuận của bà Loan, ông Vui chứ không tư lợi.
Theo điều tra, năm 2010, UBND TP.HCM có chủ trương bán chỉ định nhà mặt tiền số 4-6 Hồ Tùng Mậu (quận 1) cho Upexim nhưng do công ty đang khó khăn nên ông Vui bàn với HĐQT nhất trí để Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thương mại Tradeco (Công ty Tradeco) tham gia góp vốn hợp tác kinh doanh xây dự án Upex Tower. Sau đó, ông Vui tự ý ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ căn nhà cho công ty Kim Cương Xanh với giá 280 tỉ đồng và đã nhận của công ty này 120 tỉ đồng.
Đến năm 2012, ông Vui tiếp tục mang căn nhà đã bán đến thế chấp cho ngân hàng Agribank Chi nhánh Sài Gòn vay hơn 68,5 tỷ đồng.
Tiếp đó, ngày 12/12/2012, ông Vui mang căn nhà đã bán, đã thế chấp lừa bán 20% thị phần căn nhà để chiếm đoạt của Tradeco 24 tỉ đồng.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn xác định, cùng một thửa đất tại tỉnh Bình Dương, ông Vui đã thế chấp cho Agribank quận 1 để vay gần 7 tỉ đồng trong khi trước đó Upexim đã thế chấp vay 10 tỉ đồng tại một ngân hàng khác.
CQĐT cũng làm rõ, bà Loan và bà Khoa đã thông đồng với ông Vui lập 173 hợp đồng mua bán hàng hóa khống giữa Upexim và Bihimex với các đơn vị khác để rút tiền từ Bihimex cho Epexim vay, gây thiệt hại cho Bihimex 144,5 tỉ đồng.
Từ năm 2009 đến năm 2013, ông Vui còn thông đồng với bà Loan và bà Khoa chỉ đạo nhân viên lập chứng từ giả mua bán hàng hóa giữa Upexim, Bihimex và đơn vị khác để hợp thức việc Bihimex cho Upexim vay 1.228 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Bihimex hơn 144 tỉ đồng.
Ngoài ra, bà Khoa cùng với Tống Thị Bích Loan ra chủ trương cho nhân viên Công ty Bihimex lập chứng từ khống thanh toán tiền chi phí đi lại, giao nhận hàng hóa để rút tiền quỹ công ty cho giám đốc chi phí ngoài sổ sách kế toán, gây thiệt hại cho Bihimex số tiền gần 2 tỉ đồng.
Dù không thực hiện việc giao nhận hàng nhưng bị cáo Dung đã ký 119 hóa đơn mua hàng, phiếu nhập hàng khống để hợp thức việc cho Upexim vay tiền, gây thiệt hại hơn 144 tỉ đồng.
Nguyên trưởng phòng giao dịch ngân hàng chiếm đoạt gần 26 tỉ
Nguyên trưởng phòng giao dịch của ngân hàng Sacombank ở huyện Tiểu Cần đã lừa đảo chiếm đoạt gần 26 tỉ đồng rồi bỏ trốn.
Kế toán 'cắm' hàng loạt sổ BHXH của giáo viên ra đầu thú
Cường cùng vợ mang 7 quyển sổ BHXH của giáo viên trường THCS Hồng Phong (An Dương, Hải Phòng) cầm cố lấy 84 triệu đồng.
Cục Thuế nói về vụ DN của ông Lê Thanh Thản trốn thuế
Cơ quan thuế đã cung cấp hồ sơ 13 dự án ở Hà Nội cho cơ quan công an liên quan thông tin trốn thuế của các doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản.
Phạm Công Danh và mánh tinh vi rút hơn 1.666 tỷ đồng
Bằng cách gửi tiền sang TPBank để cầm cố, bảo lãnh và trả nợ các khoản vay, Phạm Công Danh đã dễ dàng gom hơn 1.666 tỷ đồng.
Đoàn Nga