So với đầu nhiệm kỳ (2016), thì GDP bình quân đầu người đã tăng thêm 325 USD (khoảng 7,5 triệu đồng) và cao gấp 1,21 lần so với năm 2015.
Tăng trưởng giảm, lạm phát bất thường: Sức ép tiềm ẩn
Tăng trưởng giữ đỉnh cao nhưng cảnh báo mới đã xuất hiện
Ngày 24/9 Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019. Đây là lần đầu tiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức giao ban với các cơ quan trung ương và địa phương theo hình thức này.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: Năm 2018 tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tích cực, tốc độ tăng GDP duy trì ở mức cao, ước đạt 6,7%, chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức cao. |
Bình quân 3 năm 2016-2018, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,57%, đạt mục tiêu của cả giai đoạn 5 năm 2016-2020 được Quốc hội giao (6,5-7%).
Chỉ số lạm phát được kiểm soát, liên tiếp trong 3 năm 2016-2018 chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) duy trì ở mức dưới 4%.
Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ công giảm từ 63,7% cuối năm 2016 xuống còn khoảng 61,4% năm 2018; thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với dự toán và tăng 5,5% so với năm 2017.
Một báo cáo khác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Quy mô GDP theo giá hiện hành của Việt Nam ước đạt 5,5 triệu tỷ đồng, tương đương 240 tỷ USD.
Đáng chú ý, GDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt khoảng 2.540 USD/người (tương đương gần 60 triệu/người/năm - PV).
Mức GDP bình quân đầu người này, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã tăng thêm 155 USD so với năm 2017 (khoảng 3,6 triệu đồng).
So với đầu nhiệm kỳ (2016), thì GDP bình quân đầu người đã tăng thêm 325 USD (khoảng 7,5 triệu đồng) và cao gấp 1,21 lần so với năm 2015.
GDP/người là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. Đây còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế. Còn thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”.
GDP bình quân đầu người thường cao hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân đầu người. Chẳng hạn, GDP bình quân đầu người năm 2016 là hơn 2.200 USD, khoảng gần 50 triệu đồng/người/năm. Nhưng thu nhập bình quân đầu người năm 2016 chỉ đạt 36 triệu đồng/người/năm.
Hà Duy
GDP tăng cao kỷ lục 10 năm: Hết thời đầu năm thong thả
Tổng cục Thống kê cho hay, tổng sản phẩm trong nước GDP quý I/2018 ước tính tăng tới 7,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây.
Nợ công lên đến hơn 2 triệu tỷ đồng, tương đương 61% GDP
Nợ công năm 2015 tương đương 61% GDP. Trong khi đó nợ công năm 2011 mới chỉ là 54,9% GDP. Nợ chính phủ bảo lãnh cũng rất lớn.
Việt Nam: Duy trì tăng trưởng, vượt qua trở ngại
Kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực và có triển vọng trung hạn ổn định. GDP dự báo sẽ tăng nhẹ ở mức 6,3% trong năm nay và dự kiến sẽ được cải thiện lên mức 6,4% trong các năm 2018-2019.