- “Lợi ích duy nhất của hội trưởng hội phụ huynh là được tiếp xúc với giáo viên nhiều hơn các phụ huynh khác để hỏi việc học tập của con" - một cựu hội trưởng ở TP.HCM chia sẻ.

Chị Trần Ngọc Thúy có con học lớp 5 tại Trường Tiểu học N.T.S., Quận 3. TP.HCM. Trước đây chị Thúy là hội trưởng hội phụ huynh 3 năm liền của lớp, kiêm thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường. Lý do chị được bầu làm hội trưởng là do “lỡ miệng” ủng hộ lớp vài trăm nghìn trong buổi họp đầu tiên.

Tôi không ham hố việc làm hội trưởng phụ huynh, vì con lớn đang học lớp 8 nên tôi hiểu những khó khăn khi làm hội trưởng. 

Tôi đã từ chối làm hội trưởng ở lớp cháu lớn, nhưng tới lớp cháu bé thì không chối được. 

Lúc họp phụ huynh đầu năm, cô giáo đề nghị phụ huynh cả lớp bầu một người làm hội trưởng, nhưng không có ai ứng cử. Trước đó, do có hỗ trợ lớp vài trăm ngàn mua nước nên khi không có ai làm thì cô giáo bảo “nhờ mẹ bé M.K làm giúp”. Nhiều phụ huynh cũng bảo “chị làm đi” nên tôi mới nhận” – chị Thúy kể.

{keywords}
Ảnh: Lê Anh Dũng

Khi làm hội trưởng hội phụ huynh, chị Thúy không hề nà việc gì của lớp, tất nhiên trong đó có cả kêu gọi các khoản đóng góp. 

Ngoài các khoản đóng theo quy định, năm nào lớp cũng góp quỹ để có những hoạt động riêng. Trách nhiệm của chị là kêu gọi, soạn thư ngỏ, vận động phụ huynh để mua sắm, sửa sang thiết bị cho trường cho lớp.  

Ngoài ra, chính chị cũng là người cân đo đong đếm hợp lý những khoản phải chi như chi học sinh giỏi cuối kỳ, tiền liên hoan, tiền tết cho giáo viên, 20/11, đi dã ngoại, tham gia các cuộc thi...

Tôi hỏi chị Thúy "Những khoản này do Ban đại diện nghĩ ra hay sao?". 

Chị đáp “Không phải hội phụ huynh tự vạch ra để phổ biến tới các phụ huynh khác. Chẳng ai tự đi nghĩ là phải làm cái này, cái khác, vì tất cả phụ huynh cho con đi học đều đóng góp những khoản thu theo quy định”.

Vậy tại sao phải thu cho cực?"

Cũng có gợi ý. Đầu năm giáo viên hay nhắc nhở cái này hư hỏng, cái kia xuống cấp, sàn học bẩn, bảng tương tác, máy tính chưa có… Giáo viên gợi ý như vậy nên chúng tôi biết mình phải làm gì, và đưa ra khoản thu để vận động phụ huynh”.

Nhưng chị Thúy cũng khẳng định “Không có chuyện Ban giám hiệu hay giáo viên chủ nhiệm gợi ý chúng tôi thu gì thì hội thông báo cho phụ huynh như vậy. Chúng tôi cũng cân nhắc nhiều lần và nâng lên đặt xuống từng cái một. Chúng tôi cũng bàn bạc khoản nào không nên thu và khoản gì nên làm? Tại sao lại thu khoản đó? Rồi chỉ khi nào phụ huynh đồng ý cả thì mới thu thôi”.

{keywords}

Báo cáo quỹ cha mẹ học sinh của một trường tiểu học ở TPHCM (Ảnh:Nguyễn Dũng)

Theo chị Thúy, làm hội trưởng hội phụ huynh là người đứng mũi chịu sào cho dư luận, vì bản thân hội trưởng không được lợi ích gì từ việc đóng góp của các phụ huynh khác. Ngược lại, hội trưởng lại thiệt nhiều hơn khi phải bù lỗ và đặc biệt là tốn nhiều thời gian và công sức.

Lợi ích duy nhất của tôi sau ba năm làm hội trưởng là được tiếp xúc với cô giáo của con nhiều hơn. Tôi có điều kiện hỏi han về việc học tập của cháu. Tôi làm hội trưởng cũng vì lẽ đó chứ không vì mục đích khác”.

"Còn có nhiều khoản chúng tôi còn phải tự bù lỗ cho quỹ. Khi mua sắm, thăm hỏi thiếu dăm ba chục nghìn thì tôi tự bỏ tiền túi để bù vào. Cũng có khi phụ huynh không đóng góp, nếu nhắc mãi thì ngại nên Hội trưởng và các hội phó phải chia ra để hùn vào cho đủ” – chị Thúy kể.

Trước ý kiến giải tán hội phụ huynh, chị Thúy thừa nhận: “Bản chất của hội phụ huynh là tốt, nhưng ít nhiều đã bị biến tướng. Đáng lẽ chúng tôi làm cầu nối giữa gia đình nhà trường và hoạt động cha mẹ cách dạy con. Nhưng tôi không nghĩ là xóa bỏ mà nên đưa về đúng vai trò của hội. Có như vậy, nhiều người sẽ không từ chối tham gia hội phụ huynh và hội phụ huynh cũng không bị nhìn bằng một con mắt không thiện cảm".

Độc giả Nguyễn Duy Thắng gửi ý kiến trao đổi tới VietNamNet như sau:

Tôi là một người trong Ban đại diện CMHS của lớp con tôi đang theo học. 

Trước tiên, tôi cũng cho rằng anh Võ Quốc Bình là người rất thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình và cũng mong các bậc phụ huynh khác cũng hãy nêu chính kiến của mình về việc này để góp phần nâng cao chất lượng học tập của chính con em mình. 

Nhưng có lẽ phải đề nghị anh Võ Quốc Bình vào Ban Đại diện CMHS của lớp để anh ấy biết thêm những mặt phải trong hoạt động của Ban đại diện CMHS, anh ấy sẽ biết những nỗi vất vả của các thành viên khi là người đứng giữa và phải giải quyết hài hòa giữa Nhà trường và các phụ huynh học sinh. 

Tôi đồng ý là anh Bình chỉ nhìn thấy mặt trái của một số nơi làm không tốt (có lẽ một phần cũng do từ phía Nhà trường), nhưng không vì vậy mà quy chụp, đánh đồng cho đại đa số những nơi làm tốt. 

Ban Đại diện CMHS có là “cánh tay nối dài” của Nhà trường hay không hoặc lạm thu hay không là do nhận thức của các thành viên về quy định Điều lệ của tổ chức và cách vận dụng linh hoạt, triển khai thực tế. 

Nơi chúng tôi làm, Ban đại diện CMHS xây dựng quy chế hoạt động từ năm đầu tiên, có kế hoạch các khoản thu - chi rõ ràng từ đầu năm, tập trung chủ yếu (80%) phục vụ lợi ích học tập của các con, một số nội dung như: Trang trí lớp học đầu năm, tổ chức sinh nhật hàng tháng cho các con, chuẩn bị quà để cô giáo thưởng cho các con có tinh thần học tốt trong tuần, tặng quà các con được nhà trường khen thưởng học kỳ I và cả năm, tổ chức hoạt động vui chơi nhân dịp tết Trung thu, Lễ Noel…

Ngoài ra, tổ chức các hoạt động như: thăm phụ huynh và học sinh bị ốm phải vào viện, theo dõi các bữa ăn trưa đảm bảo an toàn thực phẩm, phối hợp với gia đình giải quyết con bị tăng động quấy phá trong lớp, giúp đỡ các trường hợp bị tự kỷ, tổ chức kết nối các phụ huynh khác thông qua các hoạt động dã ngoại tăng cường hiểu biết văn hóa lịch sử cho các con… Đó là các khoản chi hợp lý và hoạt động có ý nghĩa. Chính vì vậy, chúng tôi được các bậc phụ huynh đồng thuận và ủng hộ trong những năm qua.

Về việc xã hội hóa trong việc tăng cường các thiết bị dạy học như máy chiếu, điều hòa, máy tính, loa đài, tăng cường độ sáng chống cận thị… Khi kinh phí của Nhà nước không đủ thực hiện, các phụ huynh có mong muốn con mình có điều kiện học tập tốt thì việc xã hội hóa và huy động của phụ huynh và những mạnh thường quân là điều tất yếu. 

Các thiết bị này được đầu tư ở năm học đầu tiên và các năm sau cứ thế sử dụng và bảo trì sửa chữa (nếu có). 

Với chủ trương thực hiện xã hội hóa, trước hết Ban đại diện CMHS phải ý thức được việc đầu tư là thực sự cần thiết và nên làm để nâng cao chất lượng dạy và học cho các con, trong quá trình làm cần phải xin ý kiến, trình bày chi tiết, cụ thể để phụ huynh cũng nhận thấy là cần thiết, đồng lòng và tự nguyện ủng hộ, đóng góp. 

Đồng thời, Ban phụ huynh phải phối hợp với Nhà trường giám sát chặt chẽ việc triển khai, đảm bảo sự minh bạch. Ngoài ra, cần tìm hiểu đối với các gia đình khó khăn cũng nên trao đổi để đảm bảo sự hài hòa, phù hợp các mức ủng hộ, đóng góp. 

Tuyệt đối không nên năm nào cũng xã hội hóa đề xuất những thứ không thực sự cần thiết hoặc chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số các phụ huynh.

Các thành viên trong Ban phụ huynh đều có công việc, phải đi làm như mọi người, nhưng ngoài ra phải dành những thời gian nhất định để giải quyết các nhiệm vụ của lớp, tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị của phụ huynh. Phải nói rằng nếu làm tốt sẽ rất vất vả và nhiều việc. Anh em chúng tôi phân công nhau mỗi người một việc, nhưng thực tế đã có những người xin rút vì không bố trí được thời gian.

Với những gì chúng tôi đã làm và chia sẻ ở trên, tôi cho rằng cần chấn chỉnh lại hoạt động của Ban đại diện CMHS và có sự phối hợp khoa học, hợp lý của Nhà trường và ngành giáo dục. 

Các bậc phụ huynh không nên vì những bức xúc nhất thời của một số nơi làm không tốt mà đề xuất bỏ đi Ban đại diện CMHS. Sẽ thiệt thòi cho chính các con của mình không có được sự chăm lo, nâng cao các điều kiện học tập tại trường.


Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp

1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;

b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;

c) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.

2. Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

a) Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;

b) Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;

c) Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp. (Thông tư 55 ngày 22/11/2011 - Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh)

Giải tán hội phụ huynh là ý kiến phiến diện?

Giải tán hội phụ huynh là ý kiến phiến diện?

Trước ý kiến của một ông bố đề nghị giải tán hội phụ huynh, vẫn có những bậc cha mẹ cho rằng hội này là cần thiết cho các hoạt động phục vụ việc học hành, chăm sóc con trẻ.

"Ông bố Sài Gòn đòi giải tán hội phụ huynh là không dũng cảm"

"Ông bố Sài Gòn đòi giải tán hội phụ huynh là không dũng cảm"

Tôi rất ủng hộ việc phản đối của anh Võ Quốc Bình. Chỉ có điều, tôi không cho rằng anh là người dũng cảm.

Ông bố gửi đơn tới Chính phủ đề nghị giải tán hội phụ huynh

Ông bố gửi đơn tới Chính phủ đề nghị giải tán hội phụ huynh

Anh Võ Quốc Bình, một phụ huynh ở TP.HCM vừa có đơn gửi Văn phòng Chính phủ kiến nghị giải tán Hội phụ huynh (Ban đại diện cha mẹ học sinh).

Nhà trường nói gì về việc ông bố đề nghị giải tán hội phụ huynh?

Nhà trường nói gì về việc ông bố đề nghị giải tán hội phụ huynh?

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Bình, TP.HCM, cho biết Hội Phụ huynh của trường không thu quỹ 6 năm nay.

Tuệ Minh (Tên Phụ huynh được thay đổi)