Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ lao động:

Theo khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

{keywords}
Ảnh minh họa

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, khi người lao động thuộc một trong các điều kiện trên thì sẽ đủ điều kiện để hưởng chế độ lao động

Thứ hai, về thủ tục hưởng bảo hiểm tai nạn theo quy định.

Căn cứ Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH, đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định, thì NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:

- Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;

- Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;

- Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;

-  Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Theo đó, yêu cầu phải cung cấp được biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được nhận bảo hiểm bị tai nạn để hưởng bảo hiểm là đúng theo quy định.

Nếu không có biên bản thì nên làm thế nào?

Khoản 5 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định như sau:

Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra.

Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;

b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;

c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.

Như vậy, từ quy định trên thì trong trường hợp bị tai nạn nếu không báo cơ quan có thẩm quyền để lập biện bản khám nghiệm hiện trường, thì người thân, NSDLĐ có thể làm đơn đề nghị và xin xác nhận của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn để được công nhận có tai nạn thực tế xảy ra.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Bị sa thải, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Bị sa thải, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Do có một số sai sót trong quá trình làm việc, tôi bị công ty đưa ra kỷ luật và quyết định sa thải. Vậy cho tôi hỏi là bị sa thải thì có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?