Đó là một trong những kịch bản "ác mộng" đối với ngành hàng không quốc tế. Theo Telegraph, hồi tháng 5 một hành khách say xỉn trên máy bay của Ryanair tìm cách mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang ở độ cao 10.000 m. 

Trong video do một hành khách khác quay, gã đàn ông này hét lớn: "Tao sẽ giết hết chúng mày". Khi bị các hành khách và nhân viên phi hành đoàn khống chế, hắn còn cố gào lên: "Tao sẽ đốt cháy nhà của chúng mày". 

Điều gì sẽ xảy ra nếu gã hành khách trên mở được cửa máy bay ở độ cao 10.000 m? Trên thực tế, kể cả trong trường hợp áp suất cabin giảm từ từ, nguy cơ tai nạn cũng là cực lớn. 

{keywords}
Mặt nạ giúp ngăn chặn tình trạng thiếu oxy khi trên máy bay. Ảnh: Getty Images.

Năm 2005, một chiếc Boeing 737 do Helios Airways vận hành gặp tai nạn, toàn bộ 121 hành khách và phi hành đoàn đã tử vong do áp suất cabin giảm từ từ. Đây được xem là thảm họa chết chóc nhất trong lịch sử ngành hàng không Hy Lạp.

Sau khi mất dần áp suất cabin, việc thiếu oxy ở độ cao hơn 9.000m khiến phi hành đoàn bất tỉnh, máy bay tự động bay, dần dần hết nhiên liệu trước khi lao xuống đất.

Trong những trường hợp như vậy, mặt nạ oxy là giải pháp cấp cứu, giúp ngăn chặn tình trạng thiếu oxy (nhưng cũng chỉ trong vài phút). Trong buồng lái, phi hành đoàn sẽ đeo mặt nạ oxy và nhanh chóng giảm độ cao xuống dưới 3.000 m.

Giảm áp suất đột ngột - khi cánh cửa máy bay mở ở độ cao 1.000 m - là vấn đề hoàn toàn khác. Bất cứ ai ngồi gần lối ra sẽ bị văng ra ngoài, nhiệt độ trong cabin nhanh chóng giảm xuống mức gây tê cóng. Thậm chí, máy bay có thể bị xé toạc trên không

{keywords}
Mở cửa máy bay khi trên cao là việc vô cùng nguy hiểm. Ảnh: Reader's Digest.

Năm 1988, một chiếc máy bay Boeing 737 của Aloha Airlines chở 90 người bất ngờ gặp sự cố ở độ cao 7.300 m. Một phần nóc cabin bị vỡ. Tiếp viên hàng không Clarabelle Lansing đã bị cuốn khỏi ghế máy bay.

May mắn thay, tất cả các hành khách khác đều trụ được trên ghế và phi công hạ cánh thành công trong 13 phút.

Một số trường hợp tương tự xảy ra và đều kết thúc bằng thảm họa. Ví dụ như vụ chiếc Boeing 747 của Japan Airlines mất áp suất đột ngột và rơi xuống đất ở Gunma, khiến 520 người thiệt mạng.

Rất may mắn là ở độ cao lớn, việc mở cửa máy bay là điều bất khả thi bởi áp suất trong cabin không cho phép các hành khách điên rồ làm điều đó. Kể cả ở độ cao thấp, kẻ muốn mở cửa máy bay cũng cần thiết bị trợ lực thủy lực để làm điều đó. Nhưng tất nhiên là không thể mang loại thiết bị này lên máy bay. 

{keywords}
Vụ án không tặc của Dan Cooper là vụ án lớn nhất trong lịch sử của FBI. Ảnh: LA Daily News.

Dù vậy, từng có một hành khách mở cửa máy bay thành công khi phương tiện đang bay trên bầu trời. Năm 1971, D D.B Cooper khống chế chiếc Boeing 27, đòi 200.000 USD tiền chuộc. Hắn mở cửa máy bay khi phương tiện ở độ cao 3.000 m và nhảy dù biến mất.

Trước đó, hắn ép các phi công giảm áp suất cabin để làm điều đó. Đến nay, gần nửa thế kỷ đã trôi qua, tung tích của tên không tặc vẫn là điều bí ẩn. 

(Theo Zing)