Một nghiên cứu trên 400.000 người trưởng thành ở Trung Quốc cho biết ăn trứng mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Heart, những người ăn trứng hàng ngày có nguy cơ tử vong do các bệnh về tim mạch thấp hơn 18% so với những người không hoặc hiếm khi ăn trứng.

Trứng - nguồn dinh dưỡng 'gây tranh cãi'

Trước đây, các bác sĩ thường cảnh báo bệnh nhân tránh ăn quá nhiều trứng .

GS Canqing Yu (Trường ĐH Bắc Kinh), đồng tác giả của công trình nghiên cứu cho biết mặc dù trong trứng có chứa nguồn protein chất lượng cao cùng rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, song chúng cũng có lượng cholesterol cao và được cho là có hại nếu sử dụng quá nhiều.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát về mức độ tiêu thụ trứng ở 461.213 người ở độ tuổi trung bình là 51 tuổi. Khi tham gia nghiên cứu, trong số họ không có ai mắc các bệnh về tim mạch, ung thư hay tiểu đường.

Trong đó có 9% số người tránh ăn trứng hoàn toàn, 13% người ăn 1 quả trứng mỗi ngày và số còn lại trung bình ăn nửa quả trứng/ngày và hầu hết người tham gia ăn trứng gà, không phải trứng vịt.

{keywords}
 

Gần 9 năm, nhóm nghiên cứu đã theo dõi các đối tượng này và tập trung vào các trường hợp mắc đau tim và đột quỵ, bao gồm đột quỵ do xuất huyết mạch máu não bị vỡ và đột quỵ do thiếu máu não cục bộ mạch máu bị nghẽn, thường là do cục máu đông.

Trong thời gian theo dõi, 9.985 người đã chết vì các bệnh về tim mạch, cùng 5.103 ca bệnh có liên quan đến mạch vành. Gần 84.000 người tham gia khác được chẩn đoán mắc các bệnh về tim mạch cũng trong khoảng thời gian này.

Phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu thấy rằng ăn 1 quả trứng mỗi ngày liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với việc không ăn trứng.

Những người ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày có nguy cơ mắc đột quỵ do xuất huyết thấp hơn 26% so với những người không ăn. Đột quỵ do xuất huyết là dạng đột quỵ rất phổ biến ở Trung Quốc. Ngoài ra, những người ăn trứng thường xuyên có nguy cơ tử vong do đột quỵ do xuất huyết thấp hơn khoảng 28%.

Người ăn trứng ở mức độ vừa phải (ít hơn một quả mỗi ngày) cũng giảm khoảng 12% nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

GS Caroline Richard đến từ Đại học Alberta tại Edmonton (Canada), cho biết nghiên cứu mới chỉ đơn giản là quan sát vì vậy không thể cho thấy nguyên nhân trực tiếp giữa việc ăn trứng và nguy cơ mắc bệnh tim.

"Trong khuôn khổ công trình nghiên cứu này, các nhà khoa học Trung Quốc chưa đánh giá được nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường của các tình nguyện viên". 

Theo GS Richard một số nghiên cứu đã cho rằng việc tiêu thụ quá nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu rất quan trọng để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý ở Trung Quốc, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch và tiểu đường.

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO các bệnh về tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, mỗi năm khoảng 17,7 triệu người chết vì các bệnh này. Các bệnh tim mạch là tác nhân gây ra gần 1/3 tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm.
Kỳ tích, bác sĩ xuyên đêm cứu dược tá ngưng tim suốt 1 tiếng

Kỳ tích, bác sĩ xuyên đêm cứu dược tá ngưng tim suốt 1 tiếng

Vừa nằm lên băng ca, nam dược tá bất ngờ ngưng tim, ngưng thở. Kíp bác sĩ mất 1 tiếng đồng hồ để hồi sức cho người bệnh rồi mới tiến hành phẫu thuật.

GS tim mạch giật mình với căn bệnh chết nhiều hơn cả ung thư

GS tim mạch giật mình với căn bệnh chết nhiều hơn cả ung thư

Việt Nam có gần 21 triệu người mắc nhưng trên 90% người bệnh không tìm ra nguyên nhân và số được điều trị chỉ chiếm 1/3.

Hành trình đưa quả tim Thiếu tá quân đội vượt 1.600 km cứu người

Hành trình đưa quả tim Thiếu tá quân đội vượt 1.600 km cứu người

Nước ngoài họ chỉ vận chuyển quả tim trong bán kính 500 km, còn mình phải vượt hơn 1.600 km. Chỉ cần sơ suất nhỏ, mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển.

Đưa tim và thận của Thiếu tá quân đội xuyên Việt cứu 2 người bệnh

Đưa tim và thận của Thiếu tá quân đội xuyên Việt cứu 2 người bệnh

Quả tim và thận của Thiếu tá quân đội 45 tuổi vượt quãng đường 1.600 km từ Hà Nội vào TP.HCM để ghép cho 2 người bệnh.

Trần Thường (Theo CNN)