Không chỉ thu mua, nhiều môi giới chuyên gom hàng cho thương lái Trung Quốc còn vận động nông dân phá bỏ cây lúa, trồng cây nông sản để bán sang Trung Quốc. Không ít nông dân rơi vào cảnh mất mùa điêu đứng vì chuyển đổi cây trồng.
TIN BÀI KHÁC
Tướng Giáp chưa hề treo chữ "nhẫn"
Giật mình sữa bột 'đánh bật' sữa mẹ
TPHCM: Bán tháo dự án bất động sản
Vụ chìm thuyền trên sông Đà: Lái tàu 15 tuổi
Những bài học xương máu
Cách đây 3 năm, một vài người môi giới đến vận động bà con trong xã trồng ớt Hàn Quốc để thu mua bán sang Trung Quốc. Người dân lại đua nhau trồng ớt.
Ông Phong nhớ, năm đó gia đình ông trồng 1 sào ớt mà thu lại được 3 triệu đồng, gấp nhiều lần so với trồng lúa mặc dù có hơi vất vả. Sang đến vụ mùa, thấy trồng ớt có ăn, người dân quê bắt đầu bỏ trồng lúa chuyển sang trồng ớt kim. Chỉ tính riêng tiền giống, mỗi nhà đầu tư đến 400 nghìn đồng/sào. Trồng ớt vào tháng 6 âm lịch, thì sang tháng 7 mưa ngâu, mưa nhiều, nắng lắm nên đất nổi chua và bí chặt rễ cây khiến cho cây ớt không thể nào lên được.
Nhiều lần nông dân thắt ruột gan phá cây nông sản vì không bán được hàng.
Có nhà trồng đến 5,6 sào ớt, lúc đó vợ chồng lại cãi nhau vì ớt chết và mất mùa.
Người thì vội vàng phá cây ớt chuyển sang trồng tạm ít rau xanh để bán, “người
thì chấp nhận ngu mất một vụ”.
Đã quá nhiều bài học, nhưng đến sang năm khi những người môi giới lại về quê vận
động, người dân lại bảo nhau bỏ lúa, trồng dưa chuột xuất khẩu sang Trung Quốc.
“Một kg dưa bán cho lái mua với giá 500 đồng nhưng họ chọn hàng chặt lắm, dưa
bán được thì ít đổ đi thì nhiều. Dưa trồng hai ngày lại phun thuốc 1 lần nên
không ai dám ăn. Mỗi ngày hái quả một lần, những lái buôn khi thu mua luôn mang
theo chiếc khuôn mẫu. Họ sẽ cho dưa vào chiếc khuôn nếu quả dưa ngon vừa hoặc
nhỏ hơn chiếc khuôn thì họ lấy còn to quá thì họ bỏ. Mỗi lần thu hoạch được 50
cân thì chỉ có 15 đến 20 cân lọt qua vòng loại của lái buôn”, nói đến đây, ông
Phong nghẹn ngào biết bao nhiêu bài học nhưng người dân vì quá khổ nên chỉ cần
vận động nghe mùi mẫn họ sẽ làm ngay.
Gia đình tan nát vì trồng ớt xuất khẩu
Trường hợp của gia đình ông Vũ Quốc B. ( K.X, Thái Bình) còn thê thảm hơn người
quê ông Phong rất nhiều. Gia đình ông B. chuyên làm nghề trồng cây nông sản để
bán cho thị trường khu vực. Chỉ qua vài năm, gia đình ông giàu lên trông thấy
với cây cà chua.
Năm 2008, lái buôn đến vận động ông và người dân trong xã trồng ớt để bán sang
Trung Quốc với mức giá đặt ra rất cao. Nhận thấy cơ hội kiếm tiền, nên ông B.
quyết định thuê đất của người dân, khoan giếng để lấy nước tưới cây về vụ đông,
thuê thêm người làm… đầu tư một khoản không ít.
Mặc kệ vợ con khuyên răn nhưng ông B. kiên quyết làm cho ra làm. Năm đó ớt được
mùa, nếu như đúng giá cả ban đầu người mua chào hàng, ông B. sẽ thắng lớn nhưng
thấy người dân trúng đậm ớt, lái buôn "lật lọng" trả giá rất thấp chỉ 3 đến 4
nghìn đồng/kg, trong khi giá thỏa thuận ban đầu đưa ra là 12 đến 15 nghìn
đồng/kg.
Khi ông B thắc mắc giá thấp, ông và người dân chỉ được giải thích phía khách
hàng bên Trung Quốc chê. Có đợt đang rộ mùa hái quả, công ty thu mua cho biết
ngừng mua một thời gian khiến nhiều nông dân trồng ớt điêu đứng.
Đa số các môi giới đều làm việc trực tiếp với nông dân nên chính quyền xã không
hề hay biết.
Ông B. tiếc của nên đành hái ớt về phơi khô. Nếu thuê người hái lại không có
tiền để trả công nên vợ chồng, con cái ông lầm lũi hái ớt về phơi bán cho dân
trong vùng. Chỉ riêng vụ đầu tư để đời đó, ông B. lỗ khoảng 45 đến 50 triệu,
chưa kể đến công sức của 3 lao động trong gia đình. Vợ chồng ông thường xuyên
cãi nhau chuyện làm ăn thất bát nên gia đình càng xáo trộn hơn. Tức vì chồng
không nghe lời khuyên, năm đó vợ ông bỏ nhà vào miền Nam sống với em gái.
Cũng theo ông Thắng, xã ông chủ yếu là trồng cây vụ đông nên có thể môi giới, lái buôn ra chợ để thu mua nhiều hơn là trực tiếp xuống vườn mua. Mấy năm trước, có gia đình trồng cây chuyên biệt để bán sang Trung Quốc, nhưng nhiều bài học được trả giá nên nông dân cũng không còn mặn mà với việc trồng cây xuất khẩu. Mặc dù cây nông sản đó có thể cho thu hoạch gấp hai, ba lần trồng lúa.
Còn anh Lê Văn Ngọc (Giám đốc công ty chuyên thu mua nông sản Lộc Xuân) cho rằng, đa số nông dân miền Bắc trồng nông sản là bán sang Trung Quốc, một phần nhỏ bán cho Hàn Quốc, Đài Loan… Việc bán hàng cho thương lái Trung Quốc rất nguy hiểm vì tiềm ẩn những rủi ro cao nên chuyện thắng thua của người đi buôn và của người nông dân cũng không có gì khác nhau, đều chấp nhận mạo hiểm.
(Theo Giáo dục VN)