- Một tốp sinh viên từ bên trong cổng trường Đại học Sài Gòn trên đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghe, quận 1, TP.HCM) bước ra ngoài. Họ đi thẳng đến xe bánh tráng nướng đang bày bán trước cổng trường. 

Chị bán hàng nở nụ cười thật tươi. Một người trong nhóm sinh viên chỉ vào những thức ăn bày trên xe rồi đưa 4 ngón tay trước mặt chị. Chị vui vẻ gật đầu rồi lao vào công việc...

Chị lấy chiếc bánh tráng đã phết bơ đặt lên vỉ nướng. Chị trải đều lên đó một muỗng thịt bằm, một nắm tôm khô và một muỗng mỡ hành. Trước khi bật lửa nướng, chị đập 2 quả trứng cút kéo mỏng phủ lên mặt bánh kèm theo một lớp chà bông gà. Lửa đỏ, chị liên tục xoay cho bánh chín đều.

Chị chế biến thật nhanh. Đôi tay chị thoăn thoắt. Chị lấy hết thứ này, bốc qua thứ khác chẳng mấy chốc, 4 chiếc bánh tráng với đầy đủ hương vị đã hoàn thành. Chị gấp đôi những chiếc bánh tráng ấy cho vào bao và trao cho khách.

{keywords}
 Chị Lê Mộng Thúy

Dòng chữ “Tôi không thể nghe và nói” được dán trên tủ kính của xe bánh tráng đã thể hiện đặc điểm của người bán. Tất cả mọi giao dịch mua bán đều bằng tay bởi đôi vợ chồng này, anh Lê Trường Sơn (43 tuổi, Quảng Ngãi) và chị Lê Thị Mộng Thúy (37 tuổi, Đồng Nai), đều là những người khuyết tật khiếm thính. Họ không nghe, không nói được. 

Họ gặp và quen nhau cách đây 6 năm tại Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật ở Lái Thiêu, Bình Dương. Khi mới cưới, anh Sơn làm công nhân ở công ty sản xuất móc inox, chị Thúy bán trái cây ở chợ. Công việc nặng nhọc khiến bệnh tình của anh chuyển biến xấu buộc anh phải nghỉ việc. Anh chị dắt nhau về TP.HCM thuê nhà trọ ở Bình Thạnh rồi tìm kế sinh nhai.

Cuộc sống ở thành phố ban đầu khó khăn vì anh chị không có công việc ổn định. Một dịp tình cờ lên mạng, anh Sơn đã học được nghề bánh tráng nướng. Anh mua nguyên liệu về nhà chế biến nhưng không thành công. Không nản chí, anh tiếp tục mày mò cuối cùng anh tìm được bí quyết để có thể làm được bánh tráng ngon. Anh chị tự tin mở một xe bánh tráng nướng.

Anh Sơn chia sẻ: “Trước kia chúng tôi được một người chủ tốt bụng trong hẻm 304 Bùi Đình Túy, Bình Thạnh cho mượn mặt bằng để bán với yêu cầu sau khi bán xong phải dọn dẹp sạch sẽ. Bán được một thời gian anh chị chuyển đến bán trước Đại học Sài Gòn”.

{keywords}
Khách đến mua phải chỉ tay vào bảng và ra ký hiệu số lượng.

Bánh tráng của anh chị cũng không có gì đặc biệt so với những nơi khác, cũng chỉ là bánh tráng bên trong với nhân thịt bằm, tôm khô, hành lá và trứng cút nhưng khách hàng là những sinh viên đứng vây kín xe bánh tráng, chị phải luôn tay làm mới kịp cho khách.

Ngoài loại bánh từ truyền thống nhân thịt bằm, anh chị còn bán nhiều loại bánh tráng khác như bánh tráng khô bò, khô mực, thập cẩm… giá mỗi bánh từ 12.000 ngàn đồng đến 20.000 ngàn đồng.

{keywords}
Chị Thúy luôn tươi cười với khách.

“Bánh tráng nướng của cô chú bán rất ngon, sạch sẽ, giá cả phải chăng hợp túi tiền”; “Ngày nào mình cũng ra đây ăn bánh tráng, một phần vì bánh tráng ngon, một phần vì muốn ủng hộ cô chú” là lời các bạn sinh viên chia sẻ khi được hỏi về bánh tráng của đôi vợ chồng.

{keywords}
Sinh viên đến mua bánh tráng.

Đến nay anh chị đã có được hai đứa trẻ kháu khỉnh và niềm vui lớn nhất của anh chị đó chính là hai đứa trẻ có thể nghe, nói được bình thường. Con trai lớn của anh chị năm nay lên 5 tuổi tên là Lê Minh Quân, con gái nhỏ mới 2 tuổi tên là Lê Ngọc Hà.

Anh Sơn viết rằng: “Anh lấy tên ca sĩ nổi tiếng đặt cho con mong các con sẽ có giọng hát hay”. Khi ở nhà anh Sơn vẫn thường dạy cho cậu con trai cách múa dấu ký hiệu để có thể trò chuyện với bố mẹ.

Mỗi ngày chị phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng để đi chợ mua nguyên liệu. Sau đó hai vợ chồng anh Sơn đưa con đến trường đi học. Đến 11 giờ anh chị đi bán. Họ luôn cố gắng hết sức không chỉ cho bản thân mà còn cho hai con của mình, với mong muốn chúng không phải thiệt thòi với bạn bè.

Dù anh chị không được hoàn hảo như bao ông bố bà mẹ khác nhưng họ vẫn luôn dành tình thương hoàn hảo nhất cho con. Gia đình của anh chị vẫn luôn tràng ngập niềm vui và đầy ắp tiếng cười trẻ thơ.

Trò chuyện với chị qua trang giấy, chị cho biết: “Thu nhập hàng tháng của chúng tôi không cao nhưng dù sao cũng phải cố gắng trang trải các khoản tiền thuê nhà. Chi phí cho các con đi học và các khoản chi khác, gộp lại khoảng 7 triệu đồng/tháng”.

'Tuổi đời cũng chưa già lắm, chúng tôi đang phấn đấu để có thể mang lại cho các con cuộc sống tốt đẹp, một gia đình hạnh phúc. Chúng tôi cũng có nghĩ đến một ngôi nhà riêng, rồi có lẽ cũng phải đến thôi", anh Sơn tâm sự bằng ngòi bút với chúng tôi.

Cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng anh chị vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Chúng tôi vẫn tin, một tương lai tươi sáng sẽ đến với anh chị. Một ngày không xa nào đó, nhờ vào nghị lực của chính mình anh chị sẽ đạt được những ước mơ cháy bỏng.

{keywords}
Anh Sơn với xe bánh tráng “Tôi không thể nghe và nói”
Những giấc ngủ bên vỉa hè Sài Gòn mùng 1 Tết

Những giấc ngủ bên vỉa hè Sài Gòn mùng 1 Tết

Cuối năm, số tiền còn lại của người xe ôm chỉ đủ mua vé xe khứ hồi về quê. Anh bấm bụng không về, lấy tiền đó gửi cho vợ con ở quê ăn Tết.

Người đàn bà tuổi 70 dốc lòng nuôi cháu, cuối đời vất vưởng sống vỉa hè

Người đàn bà tuổi 70 dốc lòng nuôi cháu, cuối đời vất vưởng sống vỉa hè

Bà Ngọc Lan dành cả tuổi trẻ để làm lụng, nuôi người cháu ruột. Bà bán cả ngôi nhà đang ở để mua cho người cháu một ngôi nhà khác. Vậy mà, ở tuổi già bà bị đuổi ra ngoài đường, không có chỗ để qua đêm.

Chàng trai bỏ Sài Gòn về vùng biên cưới cô gái tật nguyền

Chàng trai bỏ Sài Gòn về vùng biên cưới cô gái tật nguyền

Sinh ra tại TP.HCM, sau khi tốt nghiệp cao đẳng, anh Đặng về làm việc cho các công ty trong khu công nghiệp ở Bình Dương. Tuy nhiên, anh đã từ bỏ tất cả, đến một vùng xa xôi, hẻo lánh chỉ vì tình yêu với cô gái tật nguyền.

Quỳnh Bùi