Hàng triệu người trên thế giới hiện đang sống với căn bệnh ung thư, chỉ riêng tại Anh các chuyên gia dự báo năm 2030 con số này là gần 4 triệu người.

{keywords}

Thật khó khăn khi ai đó bị chẩn đoán mắc ung thư, và những người xung quanh không biết phải làm gì, nói gì. Có người yên lặng, có người nói điều sai lầm. Trung tâm điều trị ung thư Mỹ khuyến cáo bạn nên tránh nói những điều sau:

“Đừng lo lắng, bạn sẽ ổn thôi": Cuối cùng, không ai có thể biết điều đó. Vì vậy, thay vì là quá lạc quan, chỉ cần cố gắng nói một cách đơn giản: "Tôi hy vọng sẽ không sao đâu". Đừng xem nhẹ những gì người bệnh đang trải qua, trò chuyện cởi mở để họ có thể nói về nỗi sợ hãi và lo lắng nếu họ muốn.

“Tiên lượng như nào?": Đừng bao giờ hỏi như vậy. Nếu cảm thấy cần, hãy để người bệnh lên tiếng trước.

Đừng can thiệp: Hỏi chi tiết về căn bệnh, cách điều trị hay kết quả xét nghiệm máu là cách bạn đang đi quá xa. Hãy tránh những câu hỏi riêng tư trước khi bác sĩ chẩn đoán.

{keywords}

“Ít nhất bạn đã mảnh mai hơn": Những thay đổi về thể chất như rụng tóc, sụt cân khiến người bệnh lo lắng, chán nản, thất vọng. Nếu họ bắt đầu điều trị, đừng hỏi về tác dụng phụ xảy ra.

“Bạn tôi cũng ung thư": Mỗi người mỗi khác, và mỗi người sẽ ứng xử với bệnh tật khác nhau. Đừng cố gắng so sánh họ với những gì người khác trải qua.

“Tôi hiểu cảm giác của bạn": Thậm chí nếu bạn đã từng trải qua bệnh ung thư, bạn có thể không bao giờ thực sự biết những gì người khác nghĩ. Thay vào đó, hãy thử nói: "Tôi quan tâm tới bạn và muốn giúp đỡ."

“Ít nhất nó không phải là chứng ung thư tồi tệ nhất": Không có bệnh ung thư tốt, hay kiểu chẩn đoán ung thư nào khiến bạn trở nên tích cực hơn.

“Bạn là người hùng”: Tránh sử dụng những lời nói sáo rỗng kiểu này khi nói với người khác về bệnh ung thư của họ. Như thế chỉ làm cho họ cảm thấy họ chưa đủ cứng cỏi để vượt qua.

Thái An (Theo The Sun)