- Cơ quan điều tra Công an TP Cần Thơ vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp, đề nghị truy tố 6 cá nhân về tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Agribank Cần Thơ”.

Các cá nhân bị truy tố gồm: Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (37 tuổi) - nguyên Giám đốc Công ty Nông thuỷ sản Tây Nam, trụ sở tại Hậu Giang), Phạm Tường Thi (37 tuổi) - nguyên Giám đốc Công ty TNHH Tấn Tiến, Nguyễn Văn Đạt - nguyên Phó giám đốc Công ty Tân Tiến; Lê Thanh Hải (53 tuổi) và Trần Huy Liệu (45 tuổi) – nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Aribank Cần Thơ cùng Bùi Tuấn Anh - nguyên Trưởng phòng Tín dụng Agribank Cần Thơ.

{keywords}

Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân tại thời điểm bị công an bắt giữ


Theo kết luận điều tra, từ năm 2006 - 2013, Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân thành lập và điều hành hoạt động 7 công ty.

Đầu năm 2011, Nhân gặp Trần Huy Liệu - lúc này là Trưởng phòng Tín dụng Agribank Cần Thơ để trình bày về dự án tại Hậu Giang, muốn vay vốn ưu đãi lãi suất theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg để thực hiện dự án.

Lúc này, Liệu nói, nếu Nhân muốn vay vốn theo Quyết định 63 phải thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khi nào Nhân chuẩn bị xong hồ sơ, Liệu sẽ giúp đỡ, hỗ trợ vay vốn tại Agribank Cần Thơ.

Tháng 3/2011, Nhân xúc tiến thành lập Công ty Tây Nam, lập dự án “Cụm chế biến nông sản Tây Nam” tại xã Tân Tiến (TP Vị Thanh, Hậu Giang). Khi tiến hành xong các thủ tục liên quan, Liệu nhiều lần đưa Nhân đến gặp Lê Thanh Hải – lúc này là Giám đốc Agribank Cần Thơ để giúp cho Nhân vay vốn hỗ trợ lãi suất và được đồng ý.

Tuy nhiên, do Nhân xin vay số tiền vượt thẩm quyền của Agribank Cần Thơ, nên Hải cùng Nhân mang hồ sơ ra Hà Nội trình Agribank Việt Nam phê duyệt.

Đến ngày 22/11/2011, Agribank Việt Nam có văn bản đồng ý cho Công ty Tây Nam vay 289 tỉ đồng với nhiều điều khoản ràng buộc theo quy định.

Tại thời điểm trên, mặc dù dự án của Công ty Tây Nam chưa được cấp phép xây dựng, chưa có tài sản thế chấp…nhưng Liệu vẫn soạn thảo hợp đồng để Hải ký với Công ty Tây Nam với nội dung Agribank Cần Thơ cho Công ty Tây Nam vay 289 tỉ đồng để xây dựng nhà máy, hưởng lãi suất ưu đãi.

{keywords}

Trần Huy Liệu - nguyên phó giám đốc Agribank chi nhánh CầnThơ


Ngày 17/1/2012, dù chưa có tài sản thế chấp nhưng Hải vẫn giải ngân 20 tỉ đồng cho Nhân để mua thiết bị xây dựng nhà máy.

Để “hợp thức hóa” số tiền vay trên, ngày 25/2/2012, Nhân đem tài sản thế chấp cho Agribank Cần Thơ là siêu thị Citimart ở quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) mà Nhân vừa trúng đấu giá ngày 28/12/2011, với giá 104 tỉ đồng và được Hải, Liệu đồng ý nâng giá lên hơn 333 tỉ đồng, theo chứng thư thẩm định giá của Công ty Hoàng Quân để hợp thức hóa giá trị tài sản bổ sung hồ sơ vay.

Sau khi có tài sản thế chấp, Hải và Liệu tiếp tục nhiều lần giải ngân hàng trăm tỉ đồng cho Nhân để thực hiện dự án.

Tuy nhiên, Nhân đã sử dụng sai mục đích số tiền trên, trong đó đem gần 90 tỉ đồng từ số tiền vừa được giải ngân gửi ngược lại Agribank Cần Thơ để hưởng lãi gần 1 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, trong gần 258 tỉ mà Agribank Cần Thơ đã giải ngân cho Công ty Tây Nam, chuyển qua công ty Tân Tiến do Phạm Tường Thi làm đại diện. 

Sau đó, Nhân chỉ đạo rút, nộp và chuyển qua nhiều tài khoản của nhóm công ty do Nhân thành lập để "mất dấu" dòng tiền, sau đó sử dụng cho mục đích cá nhân. 

Kết luận điều tra nêu rõ, Hải, Liệu và Tuấn Anh đã bỏ qua các quy định, thiếu kiểm tra, giám sát dự án, nguồn vốn phát vay, thông đồng nâng khống giá trị thế chấp, thông đồng lập hồ sơ chứng từ khống để tiếp tay cho Nhân rút 258 tỉ đồng từ Agribank Cần Thơ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ án này, trong quá trình khám xét nơi ở và làm việc của Nhân, cơ quan điều tra đã thu giữ 1 áo trang phục của lực lượng An ninh nhân dân, 1 cặp cành tùng cấp tá, 1 cặp quân hàm cấp trung tá, 1 cặp quân hàm cấp trung tướng, 1 đèn hiệu ưu tiên và 1 roi điện.

Con đường 'xộ khám' của đại gia thuỷ sản miền Tây

Con đường 'xộ khám' của đại gia thuỷ sản miền Tây

Nhiều “đại gia” thuỷ sản ở miền Tây sau khi vay được tiền đã không đầu tư đúng mục đích, tiêu xài cho mục đích khác dẫn đến mất khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ tù tội.

Đề nghị truy tố đại gia thuỷ sản 'Tòng Thiên Mã'

Đề nghị truy tố đại gia thuỷ sản 'Tòng Thiên Mã'

Hiện nay, sau khi xử lý tài sản đảm bảo và thu nợ tài sản là tiền gởi cầm cố, số dư nợ của Công ty Thiên Mã đến 31-3-2016 là 147,3 tỷ đồng.

Đại gia thuỷ sản ở miền Tây đi Trung Quốc rồi “mất tích”

Đại gia thuỷ sản ở miền Tây đi Trung Quốc rồi “mất tích”

UBND tỉnh An Giang vừa có thông tin ban đầu về vụ đại gia thuỷ sản ôm hàng chục tỉ đồng đi nước ngoài, khiến nông dân bán cá lao đao...

Đại gia thuỷ sản đi nước ngoài, nông dân kêu cứu

Đại gia thuỷ sản đi nước ngoài, nông dân kêu cứu

Nhiều hộ dân nuôi cá tra ở An Giang đang rất lo lắng vì sau khi bán cá theo hợp đồng cho một công ty thuỷ sản ở địa phương thì chủ doanh nghiệp này bỗng nhiên “biến mất”.

Hoài Thanh