Điều tra vụ tấn công mạng hệ thống "luồng xanh"

{keywords}
 

Tuần qua, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã ký văn bản gửi Bộ Công an và Bộ TT&TT đề nghị hỗ trợ truy tìm và ngăn chặn tấn công mạng vào hệ thống đăng ký Giấy nhận diện phương tiện có QR Code.

Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị Bộ TT&TT hỗ trợ đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống này. Hệ thống dùng để cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên “luồng xanh” tại các địa phương áp dụng Chỉ thị 16.

Trước đó, đã có nhiều cuộc tấn công mạng liên tục nhằm vào hệ thống server lưu trữ dữ liệu tại địa chỉ tên miền luongxanh.drvn.gov.vn; tấn công từ chối dịch vụ DDoS vào 2 địa chỉ api.anvui.vn/gov/detail-form/ và 103.160.5.220:8081/detail-form/.

Sự cố tấn công mạng này đã làm cho hệ thống đăng ký Giấy nhận diện phương tiện có QR Code thường xuyên bị treo, gián đoạn, hoạt động chập chờn; dẫn đến việc cán bộ xử lý tại các Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố không thể phê duyệt hồ sơ, và các đơn vị kinh doanh vận tải không thể truy cập vào hệ thống để đăng ký hồ sơ.

Đến sáng ngày 27/7, hệ thống cấp Giấy nhận diện phương tiện có QR Code đã hoạt động ổn định trở lại, sau khi được các đội ngũ chuyên gia an toàn thông tin, CNTT của Bộ TT&TT hỗ trợ khắc phục, xử lý sự cố.

Giả mạo website Bộ Y tế lừa tiền trong đại dịch

{keywords}
 

Trong thông tin cảnh báo mới phát ra chiều ngày 29/7, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, “honapply.vn” và “miniboon.vn” là 2 tên miền chính đã được các đối tượng xấu sử dụng để lập website giả mạo trang thông tin của Bộ Y tế, từ đó lừa tiền trợ cấp tiêm chủng vắc xin Covid-19 và tiền cứu trợ.

Kẻ gian giả mạo là nhân viên của tổ chức y tế trong nước hoặc quốc tế, điển hình như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương của Việt Nam, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, hay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để gửi thư điện tử cho người dùng với tập tin đính kèm, hoặc liên kết dẫn đến các nội dung giả mạo thông tin cập nhật tình hình dịch Covid-19.

Khi mở các tập tin đính kèm hay click vào liên kết, máy tính của người dùng sẽ bị tấn công bởi mã độc hoặc có thể bị lộ lọt, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng được lưu trữ trực tuyến.

"Người dùng Internet Việt Nam cần nâng cao cảnh giác hơn nữa, đề phòng cao độ để bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo đang ngày càng gia tăng”, chuyên gia NCSC lưu ý.

Khi phát hiện hoặc thấy có dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo trực tuyến, người dùng Internet Việt Nam có thể chủ động thông báo, cảnh báo cho Trung tâm NCSC tại địa chỉ canhbao.ncsc.gov.vn.

Game "tiền ảo" của Việt Nam trở nên nổi tiếng

{keywords}
 

Axie Infinity là game kiếm tiền và tài sản kỹ thuật số trên nền tảng blockchain, được làm ra bởi nhà phát triển Việt Nam, Sky Mavis. Thời gian gần đây, game này bắt đầu nổi tiếng trong giới công nghệ, "lên sóng" cả một số kênh YouTube trên thế giới.

Trong Axie Infinity, người chơi phải mua các thú cưng (gọi là Axie) bằng đồng Ethereum (ETH) để bắt đầu hành trình của mình. Sau đó, game thủ sẽ điều khiển các loại thú cưng chiến đấu với người chơi khác (PvP) hoặc với máy (PvE) để nhận phần thưởng khác nhau và nâng cấp sức mạnh.

Nhờ sự tăng giá của các loại "tiền ảo", Axie Infinity được ước tính giúp cho nhiều người kiếm được hàng nghìn USD trong mùa dịch. Phần lớn người chơi Axie Infinity đến từ khu vực Châu Á.

Trung Quốc cấm trẻ em dưới 16 tuổi livestream

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Cơ quan quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) vừa thông qua quy định đặc biệt, cấm người dưới 16 tuổi xuất hiện trong livestream và video trực tuyến. Theo đó, các nền tảng kỹ thuật số sẽ phải gỡ bỏ những nội dung có sự tham gia của người dưới 16 tuổi, bao gồm game, gọi vốn, bạo lực… Ngoài ra, các nền tảng được kêu gọi điều tra hành vi bạo lực, bắt nạt mạng trong cộng đồng, hội nhóm, diễn đàn của mình.

Lệnh cấm được ban hành sau khi hình ảnh khiêu dâm trẻ em làm mờ xuất hiện trên một số nền tảng khác nhau như Kuaishou, Tencent QQ, Taobao, Sina Weibo, Xiaohongshu. Tất cả đều bị phạt vì hiển thị nội dung và phải xóa bỏ nội dung bị báo cáo, cấm cửa tài khoản đăng nội dung.

AS Roma có nhà tài trợ "tiền ảo"

{keywords}
 

AS Roma, đội bóng hàng đầu của Italia vừa công bố bản hợp đồng ba năm với nhà tài trợ áo đấu Zytara Labs. Bản hợp đồng có giá trị 42 triệu USD này sẽ đưa thương hiệu DigitalBits lên áo đấu của đội bóng ở vị trí nổi bật nhất.

Zytara Labs là công ty con của Zytara Inc, chuyên tập trung vào lĩnh vực tiền mật mã và blockchain. Nền tảng blockchain do công ty này phát triển nhằm thực hiện các hoạt động buôn bán trao đổi thẻ cầu thủ số hóa dưới dạng NFT (non-fungible token).

Đồng tiền chính của nền tảng này là XDB có giá trị giao dịch khoảng 0,11 USD vào thời điểm thông tin được công bố, với giá trị vốn hóa là 87 triệu USD.

LG bán điện thoại Apple

{keywords}
 

LG vừa mới tiết lộ rằng, họ sẽ bắt đầu bán iPhone cũng như các sản phẩm khác của Apple tại các cửa hàng của hãng ở Hàn Quốc. Việc bán các sản phẩm của Apple tại các cửa hàng LG dự kiến sẽ diễn ra vào tháng tới, khi mà công ty hoàn tất việc rút lui khỏi mảng kinh doanh điện thoại thông minh vào cuối tháng này.

Vào năm 2018, Samsung và LG đã đồng ý chỉ bán điện thoại thông minh của riêng họ tại các cửa hàng của hãng ở Hàn Quốc. Vì LG hiện đã ngừng sản xuất điện thoại của riêng mình, tổ chức thương mại đã ký một hợp đồng mới cho phép LG bán điện thoại từ các thương hiệu khác.

LG hiện có khoảng 400 cửa hàng trên toàn quốc. Động thái mới nhất này của LG sẽ gia tăng sự cạnh tranh cho Samsung ở thị trường nội địa.

Anh Hào

Người chơi Axie Infinity hiện kiếm được 40 triệu đồng/tháng

Người chơi Axie Infinity hiện kiếm được 40 triệu đồng/tháng

Tựa game đến từ đội ngũ phát triển của Việt Nam đang giúp cho nhiều người thất nghiệp ở Đông Nam Á có thêm khoản thu nhập ổn định hàng tháng.