Hiện hồ sơ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ đi khám thai, sẩy thay, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai là giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. Đối với trường hợp điều trị ngoại trú dùng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính).

Bắt đầu từ 1/5/2019, hồ sơ này có một số thay đổi cụ thể như sau:

Đối với trường hợp điều trị ngoại trú cần Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Đối với trường hợp điều trị nội trú cần bản sao giấy ra viện của người lao động, trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện. 

{keywords}
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Theo điều 32 thời gian hưởng chế độ khi khám thai: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Điều 33 thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.

Khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:  nghỉ10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5-13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13-25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

PV

Công dân có quyền tố cáo như thế nào?

Công dân có quyền tố cáo như thế nào?

Tôi muốn hỏi người tố cáo có những quyền gì theo Luật tố cáo 2018? Có điểm gì mới so với Luật cũ?