Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn giảm tối đa chi phí tiền điện hàng tháng và còn giúp đảm bảo an toàn, tránh chập điện khi sử dụng các thiết bị điện trong gia đình:
Đừng cắm cục sạc mà không kết nối điện thoại
Nhiều người có thói quen không rút cục sạc điện thoại khi không sử dụng. Dù không được cắm vào điện thoại nhưng khi bộ sạc kết nối với nguồn điện thì nó vẫn tiêu hao điện năng. Lượng điện tiêu hao của bộ sạc điện thoại khi cắm vào ổ điện chỉ là 1,2 W nhưng nếu cắm liên tục sẽ tiêu hao một lượng điện năng khá lớn. Thêm nữa, việc cắm bộ sạc liên tục sẽ gây nóng nhanh, khi sử dụng vào sạc pin rất dễ gây cháy nổ điện thoại do quá nóng.
Không nên chỉ tắt tivi từ bộ điều khiển từ xa
Không nên chỉ tắt tivi từ bộ điều khiển từ xa |
Nhằm tiết kiệm thời gian, nhiều người có thói quen tắt tivi bằng bộ điều khiển từ xa. Nhưng nếu làm như vậy, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ chờ và vẫn liên tục tiêu thụ một lượng điện không hề nhỏ, có thể lên đến hơn 24W mỗi ngày.
Lượng điện năng tiêu hao sẽ còn nhiều hơn đáng kể với các loại tivi được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và có kích thước lớn. Vì vậy, để tiết kiệm điện, bạn hãy tắt điện nguồn từ tivi hoặc rút luôn phích cắm. Hơn nữa, khi không ngắt nguồn điện của tivi, nhiều chi tiết bộ phận trong tivi vẫn phải hoạt động, gây hao mòn và khiến tivi nhanh hỏng hơn.
Hãy ngắt bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số với nguồn điện
Khi tắt bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số nhưng vẫn kết nối với nguồn điện thì thiết bị này sẽ tiếp tục hoạt động. Theo trang Bright Side, bộ điều khiển này có thể tiêu tốn tới 22 USD tiền điện một năm.
Nhiều người không bận tâm tới việc chuyển đổi hoạt động của thiết bị này sang chế độ chờ và nghĩ rằng chỉ cần tắt tivi là đủ. Và kết quả là chi phí tiền điện tăng lên 5 lần.
Đừng tắt điều hòa bằng điều khiển
Điều hòa là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng. Sau khi được tắt bằng điều khiển, thiết bị này sẽ vẫn duy trì ở chế độ chờ và sẽ tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể, tương đương một bóng đèn thắp sáng.
Đừng tắt điều hòa bằng điều khiển. |
Do đó, bạn nên ngắt hẳn nguồn điện sau khi sử dụng điều hòa. Việc làm này không những giúp tiết kiệm điện mà còn giúp duy trì độ bền và tuổi thọ của thiết bị.
Đừng để máy tính bàn và laptop ở chế độ "ngủ"
Nhiều người có thói quen sử dụng máy tính bàn hay laptop luôn cắm điện, cắm sạc ngay cả khi không sử dụng đến chúng. Việc cắm điện sạc liên tục như vậy khiến máy tính và laptop tiêu hao một lượng điện năng khá lớn. Bởi khi tắt máy tính để bàn và laptop bằng lệnh “turn off” thì chúng vẫn hoạt động ngầm.
Các thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày. Như vậy, mỗi tháng, một chiếc máy tính sẽ tiêu tốn khoảng 3 số điện. Nếu bạn có thói quen để máy tính ở chế độ chờ “stand by", lượng điện tiêu thụ còn cao gấp 1,5 lần.
Tắt bộ phát wifi vào ban đêm
Trong nhiều gia đình, bộ phát sóng wifi thường được bật 24/24. Nhưng thiết bị này lại tiêu tốn khá nhiều năng lượng.
Hãy tắt bộ phát wifi khi không sử dụng. |
Một bộ phát sóng wifi có thể "ngốn" từ 2-20W điện. Lấy công suất tiêu thụ trung bình là 6W, nếu bật cả ngày trong 1 năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368 kWh.
Lưu ý với các thiết bị có màn hình hiển thị giờ
Nhiều người sẽ không ngờ khi biết những thiết bị có màn hình hiển thị giờ vốn được tích hợp trong rất nhiều đồ gia dụng thế hệ mới như: máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, nồi cơm điện... lại là thủ phạm "ngốn" rất nhiều điện.
Nhiều người nghĩ, những thiết bị này khi đã cài đặt chế độ hẹn giờ sẽ tự động dừng ngắt hoàn toàn điện và không gây nguy hiểm. Nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi ngay cả khi hết thời gian cài đặt thì máy cũng không ngắt điện hoàn toàn, mức tiêu hao điện vẫn khá lớn. Những màn hình hiển thị giờ sử dụng đến 108 W điện trong 24 tiếng, vì ngoài chức năng hiển thị giờ, nó còn giữ một sự kết nối đến toàn bộ hệ thống của thiết bị.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)