Suicide Squad

Không phải ngẫu nhiên mà lượng vé vào rạp khi bom tấn Suicide Squad (Biệt đội cảm tử) ra mắt vào mùa phim hè 2016 lại cao đột biến đến như vậy.

Ngay từ chủ đề, dàn nhân vật đi ra từ truyện tranh và sự pha tạp nhiều cấp độ “điên” của họ khiến bộ phim trở thành chủ đề tranh cãi và tốn giấy mực của nhiều trang tin điện ảnh.

 Các nhân vật trong phim.

Phim lấy đề tài về một tổ chức bí mật phục vụ cho chính phủ Mỹ, là tập hợp của những kẻ xấu xa “phản anh hùng”, “tồi tệ nhất trong những kẻ tồi tệ nhất”, “ác nhất trong những kẻ ác nhất” từng bị biệt giam, thế rồi chính họ là thực hiện sứ mệnh đi…cứu nhân loại.

Giới phê bình “hạ thấp” bộ phim vì dàn dựng thiếu chặt chẽ, nội dung không sâu và các vai diễn mờ nhạt, “diễn cho đủ”. Nhiều cảnh quay trong phim, dù ra mắt tại thị trường dễ tính như Bắc Mỹ cùng chịu cảnh “cắt gọt”.

Một số chi tiết nhằm khắc họa rõ cái xấu xa của nhân vật, thái độ phân biệt chủng tộc hay cảnh tra tấn quá dã man đều đã được lược bớt để khán giả có được một bộ phim dài đúng 123 phút như hiện tại.

 

 Nhiều cảnh và lời thoại trong phim bị rút gọn vì quá bạo lực hoặc dung tục

Nhiều người lại đứng về phía đoàn làm phim, vì đã bị can thiệp về mặt nội dung và hình ảnh nên không thể trách cứ Suicide Squad do bản thân nhân vật cũng “thiếu đất” để khắc họa chính mình trên màn ảnh. Dẫu sao thì thực tế, dù gây tranh cãi nhưng bộ phim cũng đã thu về cho nhà sản xuất hơn 600 triệu USD.

The Handmaiden

Bộ phim The Handmaiden (Cô hầu gái) đi vào lịch sử điện ảnh Hàn Quốc với tư thế một tác phẩm điện ảnh có doanh thu cao nhất, tác phẩm 18+ thành công nhất và cũng gây ra nhiều tranh cãi nhất.

 

Gán mác “cấm khán giả dưới 19 tuổi”, The Handmaiden của đạo diễn Park Chan Wook gây ấn tượng với khán giả bằng câu chuyện của một cô gái móc túi được một đạo chích thuê làm hầu gái cho một nữ quý tộc nhằm kiếm tiền từ cô này.

Song không ngờ, chuyện tình đồng giới giữa cô hầu gái giả dạng và cô chủ quý tộc lại nảy nở.

 Phim là bản tình ca thơ mộng về chuyện "nếm trái cấm" giữa 2 người phụ nữ

Bộ phim tràn ngập những dục vọng cá nhân, từ tham vọng tiền tài cho tới nhục dục cấm đoán. Dù là một tác phẩm điện ảnh châu Á, song phim ngập tràn những cảnh quay nhạy cảm, thậm chí có phần thô tục, song vẫn được lấp liếm đi bởi ý nghĩa nhân văn chứa ẩn đằng sau.

Tại LHP Cannes 2016, bộ phim là niềm tự hào của điện ảnh Hàn Quốc khi được “xuất khẩu” sang 175 quốc gia. Dù gây nhiều tranh cãi về nội dung và một số cảnh nhạy cảm nhưng The Handmaiden vẫn được nhiều khán giả đánh giá là một bộ phim đáng xem và cảm nhận.

Trích đoạn trong The Handmaiden:

 

White Girl

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2015, thời điểm biên kịch của White Girl, Elizabeth Wood cho biết: “Bộ phim này không thể làm cho trẻ em được”.

Quả thực, với bối cảnh cuộc sống của nhóm thanh thiếu niên lớn lên ở Lower East Side của thành phố New York, họ chìm trong ma túy, xung đột và tình dục thì việc White Girl gán mác “cấm trẻ em” cũng là điều dễ hiểu.

 Leah chìm vào tội lỗi khi trót yêu gã trai bán thuốc phiện

Phim kể về Leah, một người bắt đầu năm thứ 2 tại Đại học New York, nơi cô gặp gã trai buôn ma túy địa phương có tên Blue và dần theo anh ta trong mọi cuộc chơi trác tang.

Sự nghiệt ngã của môi trường mới, những dằn vặt và đấu tranh tâm lý của Leah khiến cô và bộ phim của mình trở thành tâm điểm của LHP Sudance 2016.

Song theo trang NMEWhite Girl là bộ phim gây tranh cãi nhất năm 2016. Bởi, phim phản ánh mặt trái xã hội New York một cách trần trụi, với cảnh nam nữ thản nhiên “mây mưa” trên đường phố, hay cảnh gã luật sư tri thức sẵn sàng cưỡng hiếp Leah khi cô phải dựa vào hắn để gỡ tội.

Trong một cuộc phỏng ván, Elizabeth Wood cho biết, thực tế bộ phim đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ người xem, đặc biệt là bộ phận người da trắng. Nhiều người cho rằng, mình bị xúc phạm khi xem bộ phim.

Trailer phim White Girl, bộ phim gây tranh cãi nhất năm 2016:

Wendy