- Tối 21/7, Trường ĐH Luật TP.HCM công bố điểm chuẩn. Mức điểm cao nhất là 24,5. Sau khi trường công bố điểm chuẩn thí sinh thi tuyển vào trường đại học luật TP.HCM đối sánh kết quả, nếu không trúng tuyển thì điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.

Theo đề án tuyển sinh riêng và điểm trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2018 như sau:

Sau khi kết thúc giai đoạn 1, (giai đoạn xét tuyển sơ bộ) có 4.419/ 12.182 thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ để tham gia buổi kiểm tra năng lực vào sáng ngày 19/7/2018. Mức điểm tối thiểu (đã bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng) của các tổ hợp trong Kỳ thi THPT quốc gia đối với từng ngành mà thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển phải đạt từ 19,5 điểm trở lên; đối với tổ hợp C00 thí sinh phải đạt từ 23,5 điểm trở lên. 

{keywords}
Thí sinh thi vào Trường ĐH Luật TP.HCM

Sau khi kết thúc giai đoạn 2, (giai đoạn kiểm tra năng lực) có 3.434/ 4.419 thí sinh có mặt làm bài kiểm tra, đạt tỷ lệ 77,7%. Bài kiểm tra năng lực có 100 câu trắc nghiệm được thực hiện trong 75 phút. Kết quả chấm có phổ điểm từ 12,6 điểm (tức có số câu trả lời đúng 42/100 câu) đến 26,1 điểm (tức có số câu trả lời đúng 87/100 câu). 

Sau hai giai đoạn thực hiện theo Đề án tuyển sinh riêng (xét tuyển sơ bộ và kiểm tra năng lực)với 3 tiêu chí: học bạ (chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển), điểm thi THPT quốc gia năm 2018 (chiếm tỷ trọng 60% điểm trúng tuyển) và điểm kiểm tra năng lực (chiếm tỷ trọng 30% điểm trúng tuyển) tổng điểm tối thiểu của cả 3 tiêu chí này đối với ngành có mức điểm cao nhất là 24,5 và mức điểm thấp nhất là 19,0 (ngành Quản tri kinh doanh).

Đối với các ngành thường có điểm chuẩn cao trong 2 năm gần đây như ngành Luật Thương mại quốc tế, ngành Quản tri - Luật, ngành Ngôn ngữ Anh và ngành Luật thì điểm chuẩn năm nay vẫn ở mức cao, mặc dù kết quả thi THPT quốc gia năm nay có mức điểm trung bình thấp hơn khá nhiều so với năm 2017.

Mức điểm trúng tuyển (không nhân hệ số) cụ thể của các ngành theo từng Tổ hợp xét tuyển như sau:

{keywords}
 

Điểm trúng tuyển vào các ngành nêu trên dành cho thí sinh thuộc khu vực 3. Mức chênh lệch điểm giữa hai nhóm đối tượng là 1 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

Trường ĐH Luật TP.HCM chưa tiến hành xét phân Khoa chuyên ngành đối với thí sinh đạt điểm trúng tuyển ngành Luật. Sau khi, thí sinh nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 và làm thủ tục nhập học, căn cứ vào năng lực đào tạo của từng Khoa, nguyện vọng và mức điểm của thí sinh, Nhà trường sẽ công bố điểm trúng tuyển vào các Khoa chuyên ngành, trước khi thí sinh vào học chính thức.

Thí sinh trúng tuyển nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 (có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thi và đóng dấu đỏ của Sở Giáo dục và Đào tạo) để xác nhận nguyện vọng theo học tại Trường. Thí sinh nộp trực tiếp tại Trường từ 9h sáng ngày 22/7 đến 11h30' ngày 25/7. Buổi sáng từ 8h' (trừ chủ nhật, ngày 22/7 bắt đầu từ 9h) đến 11h30'; buổi chiều: từ 14h đến 17h.

Hoặc nộp qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh, bên ngoài phong bì thư ghi thêm thông tin: Thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi. Thời gian từ chiều ngày 22/7 đến 11h30 ngày 23/7 (tính theo dấu bưu điện).


Thí sinh có thể chuyển Giấy chứng nhận kết thi THPT quốc gia năm 2018 đến Trường theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên không đảm bảo đúng thời hạn quy định, do vậy, trước khi gửi Giấy chứng nhận này qua cơ quan/ công ty dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên, thí sinh cần chụp ảnh (hoặc scan) Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2018; sau khi làm xong thủ tục với cơ quan/ công ty làm dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên, thí sinh chụp ảnh (hoặc scan) Giấy biên nhận/ Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ này; gửi 2 loại bản chụp ảnh hoặc scan này (Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 và Giấy biên nhận/ Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ) vào địa chỉ thư điện tử: [email protected][email protected], đồng thời phải ghi thêm các thông tin và có câu cam kết: 

Họ và tên thí sinh, ngày sinh, số báo danh kiểm tra năng lực và số điện thoại liên lạc;
○ Câu cam kết:“Tôi, tên (ghi đầy đủ họ tên)..................................... đồng ý nhập học vào Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh”.

Trong mọi trường hợp, nếu Nhà trường không nhận được đầy đủ 2 loại Giấy tờ với các thông tin nêu trên qua [email protected][email protected] trước 17h ngày 23/7/ thì coi như thí sinh không còn nguyện vọng học tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, để hồ sơ tránh bị thất lạc cũng như được chuyển đến không đúng thời gian theo quy định,Nhà trường khuyến khích thí sinh nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 theo hình thức trực tiếp tại Trường.

Đối với thí sinh không trúng tuyển hoặc trúng tuyển nhưng không còn nguyện vọng học tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thực hiện quyền điều chỉnh nguyện vọng theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thời hạn và cách thức trực tuyến từ ngày 22/7 đến ngày 26/7 (với phương thức này, thí sinh vẫn còn hơn 4 ngày để thực hiện quyền điều chỉnh);

Bằng phương thức ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 22/7 đến ngày 28/7 (với phương thức này, thí sinh vẫn còn hơn 6 ngày để thực hiện quyền điều chỉnh)

Lê Huyền