Tăng trưởng đều đặn

Các chuyên gia nhận định, là một trong những khu vực có lợi thế hàng đầu TP.HCM, bất động sản phía đông luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bền bỉ trên thị trường trong nhiều năm qua. Đặc biệt, năm 2014, sau giai đoạn khủng hoảng chung của thị trường, bất động sản khu đông bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại. Báo cáo của đơn vị nghiên cứu thị trường CBRE cho thấy, năm 2015, hoạt động mua bán biệt thự và nhà phố đã diễn ra sôi nổi tại các quận phía đông TP.HCM, với nguồn cung tại quận 9 và quận 2 chiếm tới 49% tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố. Riêng năm 2020, nguồn cung phân khúc nhà phố/biệt thự tại khu đông vẫn dẫn đầu thị trường TP.HCM với thị phần 55%, tỷ lệ tiêu thụ đạt 60% (theo nghiên cứu của DKRA).

Về giá bán, hiện tượng tăng giá của bất động sản khu đông (cụ thể tại khu vực TP. Thủ Đức ngày nay và quận 2) được CBRE ghi nhận từ năm 2017 cho đến nay có mức tăng của quý sau so với quý trước đều đặn từ 16 - 40%.

{keywords}
Báo cáo nguồn cung dự án BĐS tại khu đông TP.HCM (Nguồn DKRA)

Sang năm 2021, đặc biệt từ quý II đến quý III, khi dịch Covid-19 tác động mạnh đến khu vực phía Nam, giá bán bất động sản khu vực này vẫn ghi nhận mức tăng mới. Báo cáo thị trường bất động sản của JLL quý III/2021 cho thấy, giá bán sơ cấp trung bình của nhà liền thổ tại các dự án tích hợp quy mô lớn được đầu tư bài bản ở Đồng Nai có mức tăng điển hình ghi nhận lên đến 4 - 7%.

Nguồn cung chiếm thị phần lớn, giá bán tăng đều đặn giúp bất động sản khu đông sớm thu hút sự tham gia của nhiều “ông lớn” địa ốc. Các đại dự án quy mô lên tới hàng ngàn hecta hay khu đô thị tích hợp, được quy hoạch bài bản dần hiện hữu nhằm đáp ứng tiêu chuẩn sống cao cấp của cư dân.

Trong nhiều năm qua, bất động sản khu đông đạt những bước tiến lớn. Và sau suốt chặng đường tăng trưởng bền bỉ đó, nhiều người đặt câu hỏi: Đâu sẽ là “động lực” mới của bất động sản khu đông trong chu kỳ tiếp theo?

“Động lực” mới của bất động sản khu đông

Theo quy hoạch nhà ở TP.HCM đến 2030, thành phố ưu tiên phát triển nhà ở cao tầng. Do đó, nguồn cung nhà thấp tầng dự kiến tiếp tục khan hiếm, tập trung chủ yếu ở ngoại thành, trong đó khu đông giữ thế chủ lực.

Bên cạnh đó, nhiều dự án giao thông quan trọng của TP.HCM đều đi qua hoặc nằm cận kề khu đông, hứa hẹn tạo nên hệ thống hạ tầng giàu kết nối, tiêu biểu như: sân bay Long Thành (chính thức khởi công vào quý I/2021), tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 12 làn xe, hầm Thủ Thiêm, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, cầu Sài Gòn 2, đại lộ Phạm Văn Đồng, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành cùng các tuyến đường vành đai… Không những vậy, theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hạ tầng giao thông tại khu đông sẽ được đầu tư thêm khoảng 300.000 tỷ đồng để thay đổi diện mạo.

Các chuyên gia nhận định, với “điểm sáng” là sân bay Long Thành - dự án quan trọng ở Việt Nam và khu vực, bất động sản đông TP.HCM sẽ lan toả theo “quy luật vết dầu loang”.

{keywords}
BĐS khu đông sở hữu nhiều vận hội để trở thành “tấc đất, tấc vàng”

Cùng với việc đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng, khu đông TP.HCM đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI, với sự xuất hiện của: Microsoft, Intel, QuantusCorporation (Mỹ), AlliedTelesis (Nhật Bản) hay Samsung (Hàn Quốc)… Mới đây, liên doanh Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) và Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) “rót” vào khu Thủ Thiêm 2,2 tỷ USD. Đây là tín hiệu tốt, cho thấy khu đông có sức hấp dẫn lớn đối với doanh nghiệp nước ngoài.

TP.HCM kỳ vọng đưa khu đông trở thành nơi đóng góp chủ lực cho GRDP toàn thành phố trong thời gian tới. Trong đó, riêng TP. Thủ Đức sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP cho TP.HCM (tương đương 7% GDP cả nước). TP. Thủ Đức cũng đặt mục tiêu trở thành khu đô thị loại I và là khu đô thị sáng tạo phía đông.

{keywords}
Phối cảnh dự án Izumi City tọa lạc tại vị trí sở hữu khả năng kết nối ưu việt

Sau thời gian giãn cách xã hội, thị trường BĐS khu đông bắt đầu đón “những cơn sóng mới”, trong đó nổi bật là dự án Izumi City mới được công bố ra thị trường. Tọa lạc tại vị trí “trái tim” quần thể khu đô thị khu đông TP.HCM, tiếp giáp TP. Thủ Đức, dự án khu đô thị tích hợp Izumi City (Biên Hòa) có quy mô lên tới 170ha, do Tập đoàn Nam Long hợp tác cùng đối tác Nhật Hankyu Hanshin để phát triển, với tổng vốn đầu tư khoảng 18.600 tỷ đồng (theo thông tin từ Tập đoàn Nam Long).

Trong tương lai, khi các tuyến cao tốc và metro kéo dài được hình thành, từ dự án Izumi City, cư dân có thể nhanh chóng tiếp cận đến các trung tâm kinh tế - tài chính - du lịch trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ cũng như trung tâm TP.HCM chỉ với khoảng 15 phút di chuyển. Với lợi thế đó, dự án được kỳ vọng sẽ trở thành tâm điểm trên thị trường bất động sản cuối năm 2021.

Phương Dung