Những ngày qua, châu Âu phải đối mặt với dòng di dân phức tạp và hỗn loạn đổ về Hy Lạp, Italia và Trung Âu.

TIN BÀI KHÁC:


Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực giải quyết khủng hoảng, sắp xếp các chính sách tị nạn giữa 28 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, đây là một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến chủ quyền và các mối quan hệ dân tộc với nhiều cộng đồng, chẳng hạn như người Afghanistan ở Anh hoặc Algeria ở Pháp.
{keywords}
Dải đất Melilla của Tây Ban Nha ở Bắc Phi là "nam châm" hút di dân bất chấp hàng rào cao ngất.

Theo BBC, Anh và Ireland không tham gia hầu hết chính sách tị nạn của EU mà thi hành các quy định của riêng họ.

Trọng tâm hiện nay là về một cơ chế phân phối những người mới xin tị nạn trên toàn châu Âu. Nhưng các quốc gia vẫn đang tranh cãi không ngừng nghỉ với nhau về vấn đề này.

Nhiều nước sẽ tiến hành sát hạch tư cách người tị nạn - đặc biệt là những người đến từ Syria, Afghanistan và một số vùng xung đột khác. Một người tị nạn chạy trốn chiến tranh hoặc sự bức hại thì có quyền được quốc tế bảo vệ. Nhưng, đã có bao nhiêu người tị nạn bị các quốc gia EU từ chối?

Trong năm 2015, nhóm di dân lớn nhất ở châu Âu theo quốc tịch là người Syria, tiếp đến là người Afghanistan, Eritrea, Nigeria và Somalia. Tất cả những nước này đều lún sâu vào chiến tranh và chịu nạn ngược đãi nhân quyền, vì vậy nhiều di dân được coi là tị nạn. Nhưng với mỗi trường hợp lại khác nhau nên một số sẽ gặp khó khăn hơn khi phải chứng minh các tiêu chuẩn tị nạn. Rất nhiều người không có hộ chiếu hoặc thẻ căn cước, đã mạo hiểm tính mạng để vượt qua Địa Trung Hải và vùng Balkan, bị các băng nhóm tội phạm bóc lột và lạm dụng.

Việc xác định quốc tịch có thể là một tiến trình lâu dài, và các quyết định được đưa ra có thể sẽ bị những nước được yêu cầu tiếp nhận di dân phản biện.

{keywords}

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận hơn 2 triệu người tị nạn từ Syria và Iraq, trong đó có những đứa trẻ dân atộc Yazidi này ở Midyat. (Ảnh: Reuters)

Nhiều di dân đến EU từ vùng tiểu hoang mạc Sahara châu Phi hoặc tây Baklan không thể xin được tị nạn, vì họ bị xếp vào diện di cư kinh tế. Hội đồng EU cho biết, trong năm 2013, EU đã trục xuất khoảng 39% tổng số người xin tị nạn. Một rào cản khác là, các thỏa thuận với những nước bên ngoài EU về việc hồi hương di dân mang đậm tính chắp vá.

Một số thỏa thuận tiếp nhận lại di dân đã được đem ra đàm phán, chẳng hạn như với Pakistan và Bangladesh. Nhưng EU không có thỏa thuận nào như thế với Trung Quốc hoặc Algeria.

Và Thỏa thuận Cotonou - yêu cầu các nước tiểu hoang mạc Sahara châu Phi nhận lại di dân - vẫn không chặn nổi dòng người di cư kinh tế khổng lồ khỏi khu vực này. Cao ủy EU thừa nhận châu Âu phải cung cấp thêm sự trợ giúp, để tạo thuận lợi cho di dân trở lại châu Phi.

Theo Cơ quan Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), trong năm 2014, Đức là nước tiếp nhận nhiều đơn xin tị nạn nhất, khoảng 173.100 đơn, vượt qua cả Mỹ với 121.200 đơn. Còn trong năm nay, Đức dự kiến tiếp nhận 800.000 di dân ngoài EU.

Đứng thứ 3 là Thổ Nhĩ Kỳ (87.800 người), Thụy Điển (75.100). Anh đã tiếp nhận 31.300 đơn mới. Hiện nay, ba khối dân tộc đông nhất xin tị nạn ở Anh lần lượt là Eritrea, Pakistan và Syria.

Một người xin tị nạn thành công sẽ được các nhà chức trách cấp cho thân phận tị nạn, được bảo vệ đầy đủ, được cư trú, xin việc làm và thậm chí cấp tư cách công dân. Nhưng cũng có trường hợp chỉ được bảo vệ một phần khi không được coi là người tị nạn theo Công ước Người Tị nạn 1951 nhưng vẫn cần quốc tế bảo vệ. Vương quốc Anh dùng thuật ngữ "bảo vệ nhân đạo" cho diện này.

Thanh Hảo