- Bà nội tôi có ba người con, bố tôi là con cả. Bố mẹ tôi đều mất do tai nạn đã lâu, nay bà nội tôi cũng ốm nặng, có thể không qua khỏi nên làm di chúc chia toàn bộ tài sản làm hai phần: tôi và em ruột tôi một phần, còn phần còn lại chia đều cho hai người cô em của bố tôi. Nhưng các cô tôi không chịu, đòi đem tài sản chia theo pháp luật cho công bằng. Xin hỏi luật sư nếu đưa ra pháp luật thì tài sản sẽ được chia thế nào? Tổng tài sản bao gồm đất đai, nhà cửa của bà nội tôi trị giá khoảng 7 tỷ. Ông nội tôi đã mất cách đây nhiều năm.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Mọi người không đồng ý với di chúc của bà (Ảnh minh họa)

Thứ nhất: Quyền làm di chúc định đoạt tài sản

Trong trường hợp khối tài sản trên được xác định là tài sản chung của vợ chồng (hình thành trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng hoặc do vợ, chồng được tặng cho chung, thừa kế chung). Thời điểm ông bạn mất cách đây nhiều năm áp dụng quy định tại Điều 31 Khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “2. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.”

Theo đó, chỉ có một nửa khối tài sản nêu trên được xác định là di sản thừa kế do ông của bạn để lại và được chia thừa kế theo pháp luật. Phần tài sản còn lại thuộc quyền định đoạt của bà bạn. 1/2 di sản thừa kế của ông bạn được chia theo pháp luật (khi không có di chúc) đối với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo nguyên tắc một người được hưởng một phần thừa kế bằng nhau. 1/2 tài sản thuộc quyền định đoạt của bà bạn. Bà bạn có quyền để lại di  chúc định đoạt ½ tài sản trên mà không phụ thuộc vào ý kiến của các cô bạn. Theo như thông tin bạn cung cấp thì bà muốn viết di chúc để lại tài sản cho bạn và em ruột bạn là phù hợp với ý chí của bà và quy định pháp luật.

Thứ hai: Chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản ông bạn để lại

Theo thông tin bạn đã cung cấp, ông bà nội bạn có 3 người con. Như vậy, theo quy định pháp luật sẽ có 4 người ở hàng thừa kế thứ nhất được nhận ½ phần di sản thừa kế ông nội bạn để lại gồm bà nội và bố bạn và 2 cô bạn.

Trường hợp thừa kế di sản của bạn cần tư vấn là trường hợp thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005.

“Điều 677. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Như thông tin bạn đã cung cấp bố bạn mất trước ông bạn với các mốc thời gian trên, xác định rằng bố của bạn qua đời trước thời điểm người để lại di sản thừa kế là ông bà nội bạn qua đời. Do đó, theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005, bạn và hai người em của bạn được hưởng phần di sản mà bố của bạn

Khi ông  nội của bạn mất, phần di sản mà Bố của bạn được hưởng nếu còn sống sẽ được bạn và người em của bạn thừa kế thế vị. 

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc