Cách ứng xử lịch sự trên bàn ăn ở buổi hẹn đầu tiên
Tránh các loại thức ăn dễ gây vương vãi, tỏ ra lịch sự với người phục vụ và đừng xét nét đối phương là một trong những gợi ý bạn nên áp dụng.
Tiếng Việt rất phong phú, cùng một câu nói nhưng lại mang hàm ý khác. Khi nói chuyện với người khác, chúng ta cần phải nhạy bén nhận biết được những ẩn ý của người ta. Nếu đến nhà chơi, nghe thấy 3 câu nói dưới đây, hãy chủ động rời đi để giữ lịch sự và lòng tự trọng của bản thân.
1. “Ăn rồi hẵng đi”
Khi đến nhà người ta chơi, bạn có thể vô tình ngồi nói chuyện say sưa tới giờ ăn. Lúc này, nếu chủ nhà nói “ăn rồi hẵng đi” hoặc “ăn với nhà tôi rồi đi cũng được”, bạn không nên do dự mà hãy từ chối ngay lập tức.
Nếu là người thật lòng muốn mời bạn ăn cơm sẽ không dùng cách diễn đạt như vậy, đặc biệt là khi gần tới giờ ăn. Thông thường, muốn mời ai đó ăn, chủ nhà sẽ mời một cách rõ ràng để khách cùng dùng bữa.
Thậm chí, họ còn dọn cơm sẵn khi chưa tới giờ ăn, làm mọi cách để bạn ở lại ăn cùng.
Thế nhưng, cách diễn đạt “ăn rồi hẵng đi” có vẻ như đang mời lịch sự và họ thực sự không muốn bạn ở lại. Vì vậy, khi nghe chủ nhà nói câu này, bạn nên hiểu ẩn ý là đã tới giờ cơm rồi, bạn nên rời đi để tránh tình huống khó xử cho cả 2 bên.
2. “Tôi có việc cần ra ngoài chút, bạn ở đây đợi tôi một lát, khi trở về chúng ta tiếp tục trò chuyện”.
Đôi khi chúng ta đến nhà người khác đúng lúc họ đang bận làm việc hoặc tiếp khách. Lúc này, chủ nhà thường nói: “Tôi có việc cần ra ngoài chút, bạn ở đây đợi tôi một lát, khi trở về chúng ta tiếp tục trò chuyện”.
Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng điều này là bình thường, vì ai cũng có việc phải làm. Thế nhưng, điều tốt nhất bạn nên làm là rời đi lúc này. Như vậy, chủ nhà sẽ đánh giá cao sự hiểu biết và tinh tế của bạn.
3. “Nhà tôi có đồ ăn rồi, ăn chút rồi đi”
Thêm một trường hợp khác khi tới nhà người ta làm khách nhưng lại đến đúng giờ ăn. Nếu chủ nhà nói: “Nhà tôi có đồ ăn rồi, ăn chút rồi đi”, bạn cần phải biết những ẩn ý trong lời nói này.
Từ câu này bạn có thể hiểu rằng chủ nhà không muốn mời bạn cùng ăn, cũng không muốn bị làm phiền trong lúc ăn. Vì vậy, bạn nên rời đi là sự lựa chọn khôn ngoan.
Người thật lòng muốn tiếp đãi bạn sẽ không nói như vậy, ngay cả khi họ chưa kịp mua đồ ăn cũng sẽ cố gắng tận dụng đồ ăn trong nhà để nấu một bữa đãi bạn.
Tóm lại, trong cuộc sống có một số tình huống buộc bạn phải có EQ cao để ứng xử cho phù hợp. Ba tình huống trên nếu gặp phải bạn nên khéo léo từ chối để không làm khó xử cho cả 2 bên.
(Theo Aboluowang)
Tránh các loại thức ăn dễ gây vương vãi, tỏ ra lịch sự với người phục vụ và đừng xét nét đối phương là một trong những gợi ý bạn nên áp dụng.