Lễ hội được tổ chức hàng năm kéo dài 10 ngày (từ 2-12 tháng 12) là một trong những lễ hội lớn nhất ở Bồ Đề Đạo Tràng. 

img 4584.jpeg
Đền Đại Bồ Đề - thánh tích quan trọng nhất của Phật giáo thế giới 

Trong thời gian này, hàng chục ngàn Phật tử của Ấn Độ và khắp mọi nơi trên thế giới đổ về đây để hành hương và cầu nguyện. Số lượng Phật tử đến từ Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Sri Lanka chiếm phần lớn. Dịp này các công ty du lịch trong nước thường tổ chức các tour theo dạng bay thuê chuyến, bay từ Hà Nội và tp Hồ Chí Minh đến Bodhgaya. 

img 4560.jpeg
Ảnh: Đức Hùng

Nơi linh thiêng nhất ở Bodh Gaya là đền Mahabodhi hay đền Đại Bồ Đề là vì đây là nơi cách đây 2.600 năm, thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, khi đó đã là nhà tu hành đi khất thực và ngồi thiền dưới bóng cây bồ đề. Sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật đã đạt được giác ngộ và sự thấu hiểu. 

dsc04317.jpg
Ảnh: Đức Hùng

Đền Đại Bồ Đề được xây dựng bằng gạch và là một trong những công trình bằng gạch lâu đời nhất còn tồn tại ở miền Đông Ấn Độ. Nó được coi là một ví dụ điển hình của một công trình gạch Ấn Độ, và có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của các truyền thống kiến ​​trúc sau này. 

Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại là một trong những công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7. Năm 2002, UNESCO đã công nhận Đền là di sản thế giới. 

img 5165.jpeg
Tháp Đại Giác về đêm - Ảnh: Đức Hùng 

Tháp trung tâm (tháp Đại Giác) của đền Đại Bồ Đề cao 55 mét (180 ft) và được cải tạo vào thế kỷ 19. Tháp Đại Giác được bao quanh bởi bốn tháp nhỏ hơn, được xây dựng theo cùng một phong cách. 

Trên đỉnh tháp chính là một chóp tháp nhọn hình tròn bên trong có chứa xá lợi Phật. Trong lòng tháp là điện thờ chính đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao khoảng 2m, được cho là khoảng 1.550 năm tuổi. 

img 5179.jpeg
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có tuổi đời khoảng 1550 năm ở trong tháp Đại Giác - Ảnh Đức Hùng
kim oanh 3.jpg
Ảnh: Vũ Kim Oanh

Tượng Ngài ngồi thiền với vẻ mặt uy nghiêm huyền diệu đặt trong lồng kính thường xuyên được hai sư túc trực bên thượng thay y (vải áo cà sa) được dâng lên bởi các Phật tử. Tượng Ngài cũng thường xuyên được thiếp vàng do Phật tử cúng tiến. 

Thay y.jpg
Nhà sư của đền đang thay y do các Phật tử Việt Nam dâng - Ảnh: Đức Hùng
anh-kim-oanh-2-1.jpg
anh-kim-oanh-1.jpg
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang được dát vàng do các Phật tử Việt Nam cúng dâng - Ảnh: Vũ Kim Oanh 

Phật tử xếp hàng một, đi chân trần vào bên trái và đi ra bên phải tháp Đại Giác để chiêm bái và cầu nguyện trước tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni. Dù khá đông nhưng mọi người đi trong trật tự và không bị tắc nghẽn. Ngoài cầu nguyện, các Phật tử còn dâng y, hoa hoặc các vật phẩm tràng hạt, tượng Phật nhỏ để hai sư túc trực đưa chạm vào đế tượng Phật - gọi là trì chú và sau đó mang về nhà để thờ phụng.  

img 4452.jpeg
Ảnh: Đức Hùng

Ngay phía sau đền là cây Cội bồ đề. Trải qua hơn 2.600 năm, cây Cội bồ đề từng bị đốn hạ hoặc bị thiên tai tiêu hủy và trồng lại nhiều lần. Cây bồ đề hiện nay có tuổi đời 130 năm, hậu duệ của cây Cội bồ đề, nằm ở vị trí gốc của Cội bồ đề vẫn không ngừng phát triển. Dưới gốc cây có một miếng sa thạch được gọi là tòa kim cang VaJrasana đánh dấu nơi Đức Phật đã từng ngồi.

thap-nen-cau-nguyen-trong-khu-vuc-cua-den-dai-bo-de-anh-duc-h249ng-1.jpg
Ảnh: Đức Hùng

Đền mở cửa 5 giờ sáng đến 9 giờ tối cho Phật tử và du khách đến hành hương và chiêm bái. Để vào được đền phải qua 2 lần cửa kiểm tra an ninh, nam đi 1 bên nữ đi 1 bên và tất cả các thiết bị điện tử như điện thoại, sạc pin dự phòng, tai nghe hay đồng hồ điện tử đều phải gửi ở bên ngoài vì lý do an ninh. Máy ảnh và máy quay phim được mang vào nhưng phải mua vé từ ngoài cổng với giá 100 rupee (khoảng 30.000 đồng). 

cac-nha-su-tay-tang-tai-den-dai-bo-de-anh-duc-hung-1.jpg
Ảnh: Đức Hùng

Lịch sử của Bodh Gaya đã được ghi chép lại trong nhiều tài liệu. Trong đó, quan trọng nhất là tài liệu của các nhà sư Trung Quốc Pháp Hiển và Huyền Trang (nguyên mẫu của truyện Tây Du Ký), những người hành hương đến thánh địa này vào thể ký 4 và 7 để thỉnh kinh. Hiện nay, tại vùng Bodh Gaya, cùng với rất nhiều chùa của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng có 4 chùa tại đây.

dsc04332.jpg
Các Phật tử Việt Nam - Ảnh: Đức Hùng
cac-phat-tu-han-quoc-dang-cau-nguyen-duoi-tan-cay-coi-bo-de-anh-duc-hung-1.jpg
Các Phật tử Hàn Quốc đang cầu nguyện dưới tán cây Cội Bồ Đề - Ảnh: Đức Hùng

Ngoài Bodh Gaya còn có 3 thánh địa Phật giáo quan trọng khác là Lumbini (hay Vườn Lâm Tỳ Ni) ở Nepal – nơi đức Phật sinh, Sarnath (Lộc Uyển) – nơi Phật chuyển pháp luân – tức giảng bài pháp đầu tiên và Kushinagar (Câu Thi Na), nơi Phật niết bàn. Các tour du lịch tâm linh từ Việt Nam thường kéo dài 14 ngày, đi đến 4 thánh tích quan trọng nhất của Phật giáo này. 

cac phat tu viet nam dang cau nguyen tai bao thap co o sarnath loc uyen noi phat chuyen phap luan anh duc hung 55.jpg
Các Phật tử Việt Nam đang cầu nguyện tại bảo tháp cổ ở Sarnath (Lộc Uyển) – nơi Phật chuyển pháp luân - Ảnh: Đức Hùng
img 6826 56.jpg
Bảo tàng ở Lumbini (hay Vườn Lâm Tỳ Ni) ở Nepal – nơi đức Phật sinh - Ảnh: Đức Hùng
img 5444.jpeg
Kushinagar (Câu Thi Na), nơi Phật niết bàn - Ảnh Đức Hùng

Nguyễn Đức Hùng