Khi nói đến công dụng của vải người ta thường chỉ nhắc đến cùi vải, hiếm ai nhắc đến hạt vải. Chính vì vậy, hầu hết không ai giữ lại loại hạt này vì nghĩ rằng đó là thứ hạt bỏ đi.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, trong Đông Y, hạt vải là vị thuốc đã được sử dụng trong dân gian.
Hạt vải được chế biến thành các bài thuốc và có nhiều công dụng.
Theo Đông y, hạt vải có vị cam sáp, tính ôn (ấm), vô độc (không độc); quy kinh vào 3 kinh can, vị và thận. Có tác dụng hành khí tán kết, tán hàn chỉ thống.
Hạt vải được chế biến thành các bài thuốc và có các công dụng như sau.
Chữa đau dạ dày
Hạt vải được sử dụng để chữa trị một số bệnh khác như:
Đau dạ dày mạn tính
Hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.
Phòng sỏi mật
Dùng hạt vải và hạt quít - mỗi thứ 20g, trần bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát, đun sôi, uống thay trà trong ngày.
Chữa tinh hoàn sưng đau
Hạt vải thiêu tồn tính, nghiền mịn; Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 6g; chiêu thuốc bằng rượu trắng hoặc nước ấm.
Phòng và trị đái tháo đường týp 2
Dùng hạt vải sấy khô tán mịn. Ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 20g, uống trước bữa ăn 30 phút. Uống liền 3 tháng.
Chữa đau bụng kinh
Dùng hạt vải 20g, hương phụ sao 60g. Các vị nghiền chung thành bột. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 3 lần, chiêu bằng nước muối loãng hoặc nước đun sôi. Trị đau bụng khi có kinh.
Trị đau bụng dưới, sa tinh hoàn
Dùng hạt vải 12g, xuyên tiêu 4g, đại hồi 4g, tiểu hồi 2g, xuyên luyện tử 12g, mộc hương 4g, thanh diêm 2g, muối ăn 2g. Các vị nghiền bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi. Trị đau bụng dưới, sa tinh hoàn.
Trị tiêu chảy
Uống 4 – 8gr hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn với nước ấm.
(Theo Dân Việt)
Ăn trứng như thế nào, để 'siêu thực phẩm' không biến thành chất độc gây hại
Trứng là một món ăn có lợi phổ biến, nhưng chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo đừng phạm sai lầm khi chế biến và ăn "siêu thực phẩm" này.