Đây là một trong nhóm 5 giải pháp Bộ NN-PTNT đề xuất với Chính phủ nhằm duy trì chuỗi sản xuất cung ứng nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, hoàn thành “mục tiêu kép”.

Theo báo cáo của Tổ Công tác 970 của Bộ NN-PTNT gửi Thủ tướng Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo chỉ đạt 3,03 triệu tấn, giảm 14% sản lượng, và đạt kim ngạch là 1,65 tỷ USD giảm 4% giá trị, giá gạo xuất khẩu bình quân là 544,4 USD/tấn, tăng 11,7 %.

Đối với xuất khẩu rau quả, trong 6 tháng đầu năm nay, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do là xuất khẩu không bị gián đoạn vì dịch bệnh, tình hình chống dịch tốt của các nước nên nhu cầu thị trường tăng cao. Sản xuất rau quả trong nước ổn định nên đáp ứng được thị trường xuất khẩu, báo cáo nêu.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản trong các tháng đầu năm đạt 4,1 tỷ USD (tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước). Theo kế hoạch cả năm sẽ xuất khẩu 8,7-9 tỷ USD. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, các công ty thủy sản, đặc biệt là ở khu vực Nam bộ (chiếm khoảng 65% lượng thủy sản xuất khẩu) đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. 

{keywords}
Đề xuất ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân trong chuỗi cung ứng nông sản nhằm đảm bảo an ninh lương thưc, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu (ảnh: Minh Dũng)

Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các công ty thuỷ sản, đặc biệt là khu vực Nam Bộ (chiếm khoảng 65% lượng thuỷ sản xuất khẩu) đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Snar xuất và xuất khẩu sụt giảm đáng kể nhất là từ nửa cuối tháng 7 so với 6 tháng đầu năm nay khiến kim ngạch xuất khẩu ngành này tháng 7 giảm 4% so với cùng kỳ. Dự tính công suất các nhà máy chế biến thuỷ sản của vùng giảm còn 30-40%.

Từ công tác kiểm tra thực tế tại một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu, Tổ Công tác 970 nhận thấy, doanh nghiệp đang rát cố gắng trong duy trì sản xuất, tổ chức “3 tại chỗ”. Song, vẫn còn khá nhiều cơ sở giết mổ, nhà máy chế biến không đáp ứng được các điều kiện vì chi phí quá lớn trong việc đảm bảo an toàn dịch bệnh dẫn đến phải dừng hoạt động. Phần lớn công nhân lao động tại các nhà máy chưa được tiêm vắc xin, khi có ca nhẫm nhà máy phải đóng cửa, gây tổn thất rất lớn.

Theo Tổ Công tác 970, 6 tháng cuối năm nguồn cung nông sản thực phẩm phục vụ xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Nhu cầu thị trường rất lớn nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều vùng nguyên liệu bị phong toả do giãn cách, việc thu hoạch và sản xuất bị ảnh hưởng, công suất tại các nhà máy chế biến thuỷ sản giảm còn 50%. Cây trồng không được chăm sóc, thiếu vật tư nông nghiệp, tâm lý người trồng không tốt dẫn đến việc thiếu sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu. Dự kiến xuất khẩu rau củ quả 6 tháng cuối năm giảm khoảng 30%.

Thời gian từ nay đến cuối năm 2021, Bộ NN-PTNT xác định, ngành nông nghiệp vừa phải đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, vừa phải duy trì và phục hồi sản xuất tránh đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm.

Nếu để đứt gãy sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu lương thực và thực phẩm của người dân nông thôn và thành phố, người lao động và sản xuất tại các địa phương, hệ thống thu mua, chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hơn thế nữa là việc đảm boả guồn cung lương thực, thực phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh và an ninh lương thực quốc gia về lâu dài.

Để hoàn thành “mục tiêu kép”, Tổ Công tác 970 của Bộ NN-PTNT đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phươg 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 100% lực lượng công nhân các nhà máy chế biến nông sản, thuỷ sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm đang thực hiện “3 tại chỗ” và các cơ sở sản xuất liên kết với nhà máy thực hiện theo chuỗi giá trị, trực tiếp sản xuất.

Bởi, qua khảo sát, lực lượng công nhân duy trì sản xuất đông nhưng mới chỉ tiêm vắc xin được khoảng 30-40%, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao. Trong khi, đây là lực lượng lao động trực tiếp đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm lâu dài.

Cùng với ưu tiên tiêm vắc xin, để kích cầu sản xuất, động viên nông dân tiếp tục sản xuất đảm bảo kế hoạch và sản lượng lúa, giữ vững an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ này có kế hoạch lập danh sách các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm đủ năng lực triển khai chương trình mở rộng hạn ngạch cho vay để thu mua nông sản và vật tư phục vụ nông nghiệp theo lĩnh vực ưu tiên, nhằm đảm boả lưu thông hàng hoá nông sản.

Cụ thể, gia hạn các khoản vay ngắn hạn để các doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị dòng tiền trả nợ, đáo hạn các khoản vay dài hạn, nới rộng hạn mức cho vay và điều chỉnh lãi suất cho vay tạm chữ.

Đề xuất hỗ trợ giá điện sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông thuỷ sản để tăng cường mua nông sản bảo quản sản phẩm đông lạnh.

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương triển khai mở rộng chính sách bán hàng bình ổn giá cho đối tượng công nhân, người lao động ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp trong phạm vi 19 tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Hà Giang