{keywords}
 

Theo đề xuất trình lên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, OECD đã chỉ ra các đối tượng có thể bị đánh thuế kỹ thuật số. Các nước tham gia đàm phán hi vọng đưa ra những chi tiết cho kế hoạch thuế kỹ thuật số quốc tế trong cuộc họp trực tuyến kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ thứ Tư (30/6) và ký kết thỏa thuận tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng Trung ương G20 vào tháng 7.

Nỗ lực thúc đẩy thuế kỹ thuật số toàn cầu phần lớn nhằm vào sự trỗi dậy của các hãng công nghệ lớn như Google, Amazon, Facebook và Apple.

Thông thường, các công ty bị đánh thuế nơi đặt nhà máy, cửa hàng và một số hoạt động truyền thống khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp công nghệ cung cấp dịch vụ điện tử xuyên biên giới, thường thiếu vắng sự hiện diện vật lý quy mô lớn. Đánh thuế họ, ngay cả trong các khu vực pháp lý nơi kiếm được phần lớn doanh thu, là một thách thức.

Vào đầu tháng 6, Bộ trưởng Tài chính G7 đồng thuận ngưỡng thu nhập cơ bản để tính thuế ỹ thuật số, hướng tới gần 100 công ty đa quốc gia. Kế hoạch của họ là đánh thuế doanh nghiệp tối thiểu 20% trên tất cả lợi nhuận có tỷ suất trên 10%.

Chẳng hạn, một công ty đạt tỷ suất lợi nhuận 15% sẽ phải trả 20% thuế trên tất cả lợi nhuận vượt ngưỡng 10%, sau đó số thuế này được chia cho các quốc gia và khu vực phát sinh doanh thu. Tỷ lệ phân bổ thuế như thế nào chưa được đưa ra, song khả năng cao phụ thuộc vào số lượng người dùng và doanh thu tại mỗi thị trường.

Một số nước kêu gọi OECD loại trừ vài mảng kinh doanh nhất định, chẳng hạn tài chính và hàng hóa khỏi quy định thuế mới. Các cuộc đàm phán về chi tiết của quy định thuế vẫn tiếp diễn.

Du Lam (Theo Nikkei)

Tổng cục Thuế sẽ lấy ý kiến các sàn thương mại điện tử về kê khai thuế

Tổng cục Thuế sẽ lấy ý kiến các sàn thương mại điện tử về kê khai thuế

Tổng cục Thuế cho biết trước ngày 1/8 sẽ lấy ý kiến các sàn thương mại điện tử về việc kê khai và nộp thuế cho cá nhân kinh doanh qua sàn.