- Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đề cập đến sự sợ hãi và niềm tin đang khiến nhiều người tranh luận.


{keywords}

Cụ thể, đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn diễn ra vào ngày 5/6 hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi câu 1 (3 điểm) có nội dung như sau:

“Sự sợ hãi gõ cửa.

Và niềm tin trả lời: Không có ai ở đây cả.

Billy Sunday

(Dẫn theo Sinh ra là một bản thể đừng chết như một bản sao, John Mason, Thúy Hằng dịch, NXB Lao động, 2016).

Trình bày suy nghĩ của em về ký kiến trên".

Đề thi sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý với hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận. 

Nhiều ý kiến cho rằng đề thi khó hiểu.

Trao đổi với VietNamNet, thầy giáo Trịnh Văn Quỳnh (một giáo viên dạy Văn ở Nam Định) cho rằng đề thi đã tạo cho học sinh nhiều cách hiểu khác nhau.

“Đây không hẳn là 1 ý kiến mà là trích dẫn văn bản. Tuy nhiên người ra đề đã không trích dẫn trọn vẹn văn bản. Học sinh không nắm được phần trước đó và phần sau đó tác giả viết gì để có thể suy luận ra ý nghĩa của câu nói nên khó khăn ngay từ khâu xác định vấn đề cần nghị luận.

Học sinh rõ ràng có thể hiểu theo 2 cách: niềm tin có thể chiến thắng nỗi sợ hãi hoặc cũng có thể hiểu là niềm tin đang che giấu hoặc nói dối điều gì đó. Cũng có học sinh hiểu là nỗi sợ hãi xa xôi mơ hồ khiến nhiều người tìm cách trốn chạy thiếu tin tưởng vào bản thân mình”

{keywords}
Đề khi được cho là khó hiểu đối với thí sinh.

Theo thầy Quỳnh, đề thi nên trích nguyên văn cả đoạn, học sinh không mơ hồ trong việc hiểu rõ nghĩa.

Thầy Quỳnh cho biết nguyên văn đoạn trích có thể khiến học sinh đọc xong mới dễ hiểu hơn:

“Sự sợ hãi muốn bạn chạy trốn khỏi những thứ không hề đuổi theo bạn.

Sự sợ hãi gõ cửa.

Và niềm tin trả lời:

Không có ai ở đây cả.”

(Billy Sunday)

Giờ đây, đó là câu trả lời đúng đắn cho nỗi sợ hãi của bạn. Tại sao nỗi sợ hãi lại thích chiếm chỗ của niềm tin? Cả hai đều có điểm chung là chúng khiến ta tin vào những điều không thể biết trước. Niềm tin dừng lại khi nỗi lo bắt đầu và nỗi lo sẽ lặng im khi niềm tin lên tiếng. Những sự tưởng tượng tồi tệ nhất của chúng ta hầu như không bao giờ xảy ra, và phần lớn những nỗi lo của chúng ta sẽ tự chết đi trong sự tiên đoán vô vọng”.

Tuy nhiên, khá nhiều giáo viên dạy chuyên khá thích thú với đề thi này, và cho rằng đây là một câu hỏi khá hay để giúp chọn lọc được học sinh có "chất".

Thanh Hùng