Trong 3 năm vừa qua, nhờ tích cực thúc đẩy, cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững" trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được kết quả đáng mừng.

Để triển khai thực hiện Cuộc vận động, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Trung ương Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo các cấp Hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, hội viên phụ nữ về Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững".

W-anhminhhoa-1.png
Hội LHPN trong tỉnh lồng ghép, tuyên truyền đến hội viên phụ nữ về nâng cao kiến thức, phát huy nội lực, khắc phục tư tưởng an phận, ỉ lại. 

Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã tổ chức lồng ghép được 1.564 buổi tuyên truyền đến 105.185 hội viên phụ nữ về nâng cao kiến thức, phát huy nội lực, khắc phục tư tưởng an phận, ỉ lại; phổ biến pháp luật liên quan đến phụ nữ, trẻ em, vận động xóa bỏ phong tục không còn phù hợp, ảnh hưởng đến đời sống, lao động, sản xuất; các kiến thức phát triển kinh tế; chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dân số kế hoạch hoá gia đình; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em. Duy trì tốt các hoạt động tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội (Zalo, Facebook), loa phát thanh, loa truyền thanh không dây ở cơ sở... Phát hiện, giới thiệu các mô hình hay, cách làm hiệu quả, các gương phụ nữ DTTS điển hình trong lao động, sản xuất; gương phụ nữ DTTS tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động.

Tập trung tuyên truyền vận động, hướng dẫn phụ nữ DTTS nghèo, cận nghèo biết sử dụng có hiệu quả nguồn lực của gia đình, các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao gắn với Đề án mỗi xã một sản phẩm; tham gia các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết trồng dược liệu, phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và quản lý rừng; hỗ trợ phụ nữ DTTS tham gia các mô hình phát triển kinh tế; biểu dương, nhân rộng và khuyến khích phụ nữ DTTS tiêu biểu trong lao động sản xuất tham gia tuyên truyền, vận động phụ nữ DTTS tại cộng đồng thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhờ đó, số hội viên dân tộc thiểu số được tuyên truyền, phổ biến nội dung cuộc vận động: 44.796 người; Số hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục lạc hậu, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước, tự vươn lên thoát nghèo bền vững thông qua công tác tuyên truyền của các cấp Hội phụ nữ: 44.796 người; Số hội viên dân tộc thiểu số biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất thông qua công tác tuyên truyền của các cấp Hội phụ nữ: 8.777 người; Số hội viên dân tộc thiểu số có đời sống vật chất tinh thần được cải thiện thông qua công tác tuyên truyền của các cấp Hội phụ nữ: 5.703 người; Số hội viên dân tộc thiểu số tham gia tổ liên kết, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, mô hình do Hội LHPN các cấp vận động, hỗ trợ: 1.927 người, hỗ trợ, giúp đỡ  cho 1.750 hộ thoát nghèo.

Từ những kết quả tích cực thu hái được, trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và thực hiện Kết luận số 08-KL/TU ngày 24/02/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ thị 13-CT/TU ngày 18/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp. Cụ thể:

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và thực hiện Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24-02-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về triển khai thực hiện cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững" trong các cấp Hội; Chỉ thị 13-CT/TU, ngày 18-3-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ nói chung, hội viên, phụ nữ DTTS nói riêng, nhất là hội viên, phụ nữ nghèo, cận nghèo hiểu rõ mục đích, ý nghĩa Cuộc vận động; hướng dẫn phụ nữ DTTS mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các mô hình, tổ hợp tác, tổ liên kết...

Chỉ đạo các cấp Hội phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực cho hội viên phụ nữ DTTS; tăng cường vai trò kết nối của các cấp Hội nhằm huy động nguồn lực của xã hội, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ DTTS nghèo; tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ Chi hội trưởng, người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào DTTS tham gia tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ DTTS tích cực hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động.

Hỗ trợ thành lập mô hình "Xoá bỏ các hủ tục lạc hậu" thực hiện Cuộc vận động tại một số huyện. Cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Cuộc vận động gắn với Cuộc vận động " Xây dựng gia đình 5, không 3 sạch".

Bích Thủy và nhóm PV, BTV