{keywords}
 - Tại VDF năm nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một kế hoạch 5 điểm khá chi tiết để giúp nền kinh tế có năng suất cao hơn.

Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) là nơi những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam thảo luận cùng với đại diện chủ nhà về các vấn đề kinh tế được quan tâm nhất mỗi năm. Năm ngoái, chủ đề chính được đưa ra là nhà nước kiến tạo và hành động; còn năm nay, câu chuyện tăng năng suất là tâm điểm.

Tăng năng suất lao động thực chất vẫn là tìm kiếm động lực mới cho tăng trưởng. Mặc dù có những dấu hiệu khởi sắc trong vòng vài năm trở lại đây, tình hình kinh tế chung của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi từ dư âm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008 – 2009. Tăng trưởng năm nay có thể coi đã hoàn thành mục tiêu 6.7%, tuy nhiên, nhìn vào xu hướng dài hạn, việc nền kinh tế chỉ đạt tốc độ thấp hơn những giai đoạn trước là điều khó tránh khỏi.

{keywords}

Đây cũng là thực tế tất yếu cho những nền kinh tế đang chuyển đổi, bởi một khi vượt qua giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng ban đầu, tăng trưởng kinh tế sẽ phải giảm dần. Để đối phó với thực trạng đó, nước láng giềng Trung Quốc không còn đặt nặng mục tiêu tăng trưởng, coi tốc độ tăng GDP thấp là trạng thái ‘bình thường mới’, đồng thời tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tập trung vào thị trường nội địa.


Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa vào vốn và lao động. Cách mở rộng theo chiều ngang này dễ thực hiện hơn khi nền kinh tế ở trình độ thấp, nhưng không bền vững trong dài hạn. Hậu quả của chiến lược phát triển này là nền tảng vĩ mô bất ổn và một nền sản xuất chỉ dựa vào lao động giá rẻ. Lạm phát bất định, tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng, bong bóng bất động sản và đầu tư… là biểu hiện rõ rệt nhất của mô hình tăng trưởng kiểu cũ. Ngân sách eo hẹp, cộng với khó khăn trong việc thu hút thêm vốn từ công chúng cho đầu tư, khiến cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng vốn trở nên không dễ dàng. Về phía lao động giá rẻ, thực tiễn cũng cho thấy lợi thế này không tồn tại mãi mãi. Tăng trưởng lực lượng lao động có xu hướng giảm nhanh, đặc biệt là khi nước ta đang bước vào thời kì ‘dân số già’.

{keywords}

Nếu không thể dựa được vào vốn và lao động, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng bằng cách tăng năng suất. Thể hiện chính của năng suất trong nền kinh tế dựa vào chỉ số năng suất tổng hợp (TFP). Theo nghiên cứu của chúng tôi, dự báo tốc độ tăng trưởng TFP trung bình giai đoạn 2016-2020 ở mức 2,35%/năm, thấp hơn giai đoạn 2011-2015, dù vẫn cao hơn khá nhiều so với giai đoạn 2005-2010.

Ở kịch bản thứ hai, hiệu quả nền kinh tế được gia tăng nhờ các biện pháp tái cơ cấu phát huy được tác động tích cực, tốc độ tăng trưởng TFP trung bình giai đoạn 2016-2020 có thể đạt mức 2,7%/năm cao hơn 0,16 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-2015. Kịch bản lạc quan nhất dự báo tốc độ tăng trưởng TFP đạt mức trung bình 3,06%/năm giai đoạn 2016-2020, cao hơn nhiều so với tất cả các giai đoạn trước đó.

Muốn được ‘rơi’ vào kịch bản 2 và 3, chúng ta cần phải làm gì?

Trong phát biểu tại VDF, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một kế hoạch 5 điểm khá chi tiết để giúp nền kinh tế có năng suất cao hơn, cụ thể là cải thiện hệ thống tín dụng (để nâng cao năng suất vốn, hiệu quả sử dụng nguồn lực), bố trí ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm cải thiện trình độ và kỹ năng lao động (cải thiện năng suất lao động), tái cơ cấu nền kinh tế (thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp năng suất còn thấp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao hơn), cải cách thể chế pháp luật, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí giao dịch cho nền kinh tế (nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP), chủ động hội nhập quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do – FTA, và đảm bảo vững ổn định chính trị - xã hội, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, phát huy dân chủ cho người dân.

Đây đều là những việc phải làm, nhưng thời gian không có nhiều để dàn trải ưu tiên chính sách. Bởi vậy, ít nhất trong trung hạn, có ba vấn đề cần được giải quyết sớm: thứ nhất là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để khơi thông nguồn vốn đầu tư trong nước (từ tư nhân) và nước ngoài, hai khu vực vốn có năng suất cao hơn khu vực nhà nước.

Thứ hai, cần giải quyết dứt điểm cổ phần hoá các DNNN, hạn chế việc nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thị trường, tinh giản chi tiêu cho bộ máy hành chính, qua đó tiết kiệm thêm nguồn lực cho phát triển.

Thứ ba, cần phải xem lại mối quan hệ giữa nâng cao trình độ lực lượng lao động với việc chuyển dịch mô hình tăng trưởng của nền kinh tế. Quan điểm truyền thống và phổ biến thường xem việc đào tạo nhân lực trình độ cao là tiền đề của quá trình phát triển. Tuy nhiên thực tế cho thấy hiện có sự dư thừa khá lớn nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên với nhu cầu sử dụng của nền kinh tế. Hệ thống giáo dục cần phải có những cải cách mang tính thị trường, hướng tới đáp ứng nhu cầu thực của thị trường lao động, yếu tố chi phí đào tạo cần được tính đủ để tránh lãng phí nguồn lực. Theo đó, cần phải cắt giảm mạnh các trợ cấp chính phủ với đào tạo nhân lực trình độ cao, và để thị trường quyết định quy mô cũng như chi phí giáo dục ở cấp bậc này.

Có điều, đây đều là những nhiệm vụ không dễ dàng, và cần thời gian để thực hiện. Chính phủ đã hành động rất nhiều trong thời gian qua, nhưng nếu các cấp triển khai chỉ hành động theo kiểu ‘chữa cháy’ mà chưa đi vào bản chất của vấn đề thì câu chuyện tìm động lực mới cho tăng trưởng sẽ khó được cải thiện triệt để.

Nguyễn Khắc Giang