- Do đầu tư BOT còn nhiều bất cập, UB Kinh tế đề nghị Chính phủ có giải pháp xử lý các tồn tại cũ trước khi chốt đầu tư 8/11 dự án thành phần của cao tốc Bắc-Nam theo hình thức này.
Báo cáo trước QH sáng nay về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Bộ trưởng GTVT cho biết, dự án có tổng chiều dài 654 km, chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh.
Trong đó có 8 dự án đầu tư theo hình thức BOT, 3 dự án còn lại gồm đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2 theo hình thức đầu tư công.
Sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu giá dịch vụ, nguồn vốn thu được sẽ nộp ngân sách Nhà nước và đầu tư các đoạn tiếp theo.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trình bày dự án trước QH. Ảnh: Minh Đạt |
Theo tính toán, tổng mức đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 là hơn 118.000 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỉ đồng cho lập thiết kế, giải phóng mặt bằng... Nguồn vốn nhà đầu tư gần 64.000 tỉ đồng, bao gồm vốn chủ sở hữu gần 13.000 tỉ đồng, vốn vay gần 51.000 tỉ đồng.
Về mức thu phí hoàn vốn, tờ trình đề nghị mức giá khoảng 1.500 đồng/xe con tiêu chuẩn/km. Nếu các chính sách thông qua, dự án có thể khởi công ngay từ năm 2019.
Trường hợp một số đoạn đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư không thành công, Chính phủ kiến nghị QH cho phép thực hiện giải phóng mặt bằng các đoạn đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 (khoảng 14.155 tỉ đồng/654 km). Báo cáo UB Thường vụ QH xem xét, quyết định phương án sử dụng phần vốn còn lại để tiếp tục đầu tư một số đoạn có nhu cầu cấp bách.
Đề xuất có 8-10 làn xe
Thẩm tra dự án, Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cơ bản đồng thuận với chủ trương đầu tư dự án, tuy nhiên lưu ý việc xác định ngay mức giá từng thời gian 24 năm là quá dài và chưa phù hợp, sẽ hạn chế quyền điều tiết về giá của nhà nước, đặc biệt khi có biến động lớn về chỉ số giá.
Về hình thức đầu tư, ông Vũ Hồng Thanh dẫn báo cáo của UB Thường vụ QH, nhấn mạnh hình thức này đang còn nhiều hạn chế, bất cập.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh |
Do vậy, UB Kinh tế đề nghị Chính phủ đề xuất các giải pháp tổng thể để xử lý các tồn tại cũ để có phương án hợp lý khi quyết định áp dụng đầu tư hình thức hợp đồng BOT.
Về phương án vốn, UB Kinh tế cho biết có ý kiến đề xuất cần bố trí 15.000 tỉ đồng này cho dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Liên quan đến nguồn vốn nhà nước hơn 40.000 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng cho dự án, trong đó dự kiến bố trí cho các dự án BOT hơn 27.000 tỉ đồng, UB Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên tắc phân bổ vốn đối với các dự án thành phần để bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Ngoài ra, trong bước nghiên cứu khả thi đề nghị Chính phủ bổ sung cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.
Về quy mô dự án, một số ý kiến đề nghị dự án cần theo quy hoạch đã được phê duyệt với quy mô 4 - 6 làn xe theo mô hình đường cao tốc hoàn chỉnh có làn dừng xe khẩn cấp. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng cần phải giải phóng mặt bằng theo quy mô từ 8 - 10 làn xe để bảo đảm tầm nhìn dài hạn và hiệu quả đầu tư trong tương lai.
Lấy đâu 118.000 tỷ đồng làm cao tốc Bắc - Nam?
Để đầu tư 654 km đường cao tốc Bắc – Nam cần phải huy động 118.000 tỷ đồng. Làm thế nào để có thể huy động đủ nguồn lực để đầu tư?
Xây đường sắt cao tốc cự ly 300km: Căng vốn, chưa đủ trình độ
Làm đường bộ cao tốc thì tự chủ được tư vấn thiết kế, xây dựng... còn làm đường sắt tốc độ cao, 90% khối lượng dự án phải lệ thuộc vào nước ngoài.
Đề xuất làm trước 713km cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT đề xuất từ 2017 đến 2020 đầu tư trước 713km đường cao tốc Bắc - Nam đi qua 12 tỉnh thành.
2019: Khởi công cao tốc Bắc - Nam
Theo phương án điều chỉnh vừa được Bộ GTVT trình Quốc hội, giai đoạn 2017-2020 sẽ tập trung đầu tư xây dựng 654km cao tốc Bắc - Nam.
Cao tốc Bắc - Nam: Tiền đâu để làm?
Dự án cao tốc Bắc-Nam dự kiến sẽ được Chính phủ trình QH trong vài ngày tới, tuy nhiên, việc huy động vốn rất khó khăn.
Thuý Hạnh - Hồng Nhì