Việc có thêm hàng nghìn nhân lực An ninh An toàn thông tin trình độ cao là kết quả đáng ghi nhận sau khi Đề án 99 được triển khai.

Sáng 16/1, tại trụ sở Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã diễn ra phiên họp toàn thể của Ban điều hành triển khai Đề án 99. Đề án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2014 nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin (ATANTT) đến năm 2020.

953 thạc sĩ, kỹ sư mới, 81 giảng viên được đào tạo quốc tế

Theo báo cáo của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), sau 3 năm triển khai Đề án 99, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATANTT được quan tâm sâu sắc hơn. Điều này góp phần đem tới nhiều kết quả tích cực.

Trong giai đoạn 2014-2017, đã có tổng cộng 81 giảng viên, nghiên cứu viên được cử đi đào tạo về ATANTT tại nước ngoài, đạt 21,7% mục tiêu đặt ra đến năm 2020, trong số này có 63 tiến sĩ và 18 thạc sĩ. Các giảng viên đã được cử tới 11 quốc gia khác nhau bao gồm: Nga, Pháp, Úc, Ireland, Singapore, New Zealand, Bỉ, Ý, Hungary, Áo và Cộng hoà Séc. Đây là lực lượng quan trọng trong việc đào tạo, nghiên cứu về ATANTT giai đoạn tới.

de an 99
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm dự phiên họp toàn thể của Ban điều hành triển khai Đề án 99. Ảnh: Trọng Đạt

Đến hết năm 2017, có 8/8 cơ sở đào tạo trọng điểm đã tuyển sinh đào tạo hệ chính quy thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân ATTT. Qua 4 năm triển khai, đã có 4841 học viên được đào tạo về ATANTT theo Đề án 99. Trong số này, 853 học viên đã tốt nghiệp đạt trình độ khá, giỏi. Đề án cũng giúp đào tạo thêm 100 thạc sĩ về ATANTT từ các chương trình giáo dục trong nước.

Ngoài các cơ sở đào tạo trọng điểm, một số đơn vị khác như ĐH FPT, ĐH Thái Nguyên, Đại học Duy Tân, Đại học Công nghệ TP.HCM , ĐH Công nghiệp thực phẩm cũng đã tuyển sinh đào tạo kỹ sư, cử nhân ATTT. Bên cạnh đó, trường ĐH Việt Pháp cũng đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục mở mã ngành để bắt đầu tuyển sinh từ năm 2018.

{keywords}
Đại diện công ty an ninh mạng Bkav chia sẻ các đóng góp nhằm thúc đẩy việc triển khai Đề án 99. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Bộ TT&TT, nhiệm vụ đào tạo nhân lực ATANTT đến năm 2020 được đánh giá khả thi về mặt số lượng. Tuy vậy, chất lượng đầu ra là vấn đề quan trọng cần lưu ý. Trong quá trình triển khai thực tiễn, một số yếu tố như kiến thức, chương trình cập nhật, tài liệu giảng dạy vẫn còn khoảng cách xa so với thực tế. Đội ngũ giảng viên cũng như giáo trình và môi trường cho sinh viên thực hành vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, từ năm 2017, Bộ Khoa học & Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT nhằm triển khai lồng ghép các hoạt động đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ nhân lực, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh về ATANTT trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

Không để mất cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo và nhu cầu xã hội

Theo đánh giá của Bộ TT&TT, ban điều hành Đề án 99 đã phát huy tốt chức năng điều phối, hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện các dự án đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội hoá.

Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo được gắn kết với nhau và với cộng đồng doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo khoa học, các chương tình trao học bổng và các buổi toạ đàm hướng nghiệp. Hoạt động hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ATANTT bước đầu thu được hiệu quả, đặc biệt là sự hợp tác với phía Nhật Bản.

{keywords}
Các thành viên Ban điều hành triển khai Đề án 99. Ảnh: Trọng Đạt

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT ghi nhận và đánh giá cao kết quả đã đạt được trong việc triển khai Đề án 99. Bên cạnh đó, Thứ trưởng yêu cầu cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn tính hiệu quả của đề án. Trên cơ sở đó, ban điều hành sẽ có kiến nghị trình lên Chính phủ để được quan tâm hỗ trợ thêm nguồn lực phục vụ cho đề án.

Thứ trưởng Phan Tâm cũng yêu cầu làm rõ sự mất cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực phân bổ và nhu cầu xã hội. Sau ba năm triển khai đề án, do bối cảnh thế giới có sự biến đổi, cần có những nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh lại đề án sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

Thứ trưởng cũng nhắc nhở cần kiện toàn lại bộ máy và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị để phát huy được sức mạnh của tất cả các thành viên trong ban điều hành. Cơ chế này phải được quy định cụ thể trong các chương trình, nhiệm vụ công tác của năm 2018.

Trọng Đạt

Chủ động hợp tác trong theo dõi, phòng ngừa nguy cơ mất ATTT

Chủ động hợp tác trong theo dõi, phòng ngừa nguy cơ mất ATTT

Thời gian qua, nguy cơ ATTT có xu hướng tăng mạnh cả về số lượng, quy mô và tính chất phức tạp, rất cần sự hiệp đồng, phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng để từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tấn công mạng.

Công tác đảm bảo ATTT cần sự thích ứng chủ động, linh hoạt

Công tác đảm bảo ATTT cần sự thích ứng chủ động, linh hoạt

Đó là một trong những yêu cầu được Bộ TT&TT đặt ra tại buổi hội thảo Ngày ATTT Việt Nam, “An toàn thông minh trong thế giới kết nối mới”.

Ngày ATTT VN 2017: An toàn thông minh trong thế giới kết nối mới

Ngày ATTT VN 2017: An toàn thông minh trong thế giới kết nối mới

Đây là tâm điểm hoạt động tại Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2017.

Lo ngại Luật An ninh mạng sẽ chồng chéo Luật ATTT mạng

Lo ngại Luật An ninh mạng sẽ chồng chéo Luật ATTT mạng

Việc có thêm một bộ luật mới là Luật An ninh mạng dẫn đến những lo ngại về sự chồng chéo lẫn nhau với Luật An toàn thông tin mạng.

Dự thảo luật An ninh mạng: Nên cẩn trọng

Dự thảo luật An ninh mạng: Nên cẩn trọng

An ninh mạng đang rất phức tạp, “facebook, các trang mạng nói linh tinh, không tha một ai nhưng xử lý rất hạn chế.