- ĐB Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đặt câu hỏi: “Với 5 dự án thất thoát ngàn tỉ bị đắp chiếu, Bộ Công thương đã tính toán phương án xử lý?
Giải trình trước QH sáng nay, Bộ trưởng Công thương nhìn nhận, không chỉ có 5 dự án tiêu tốn nghìn tỉ mà còn một số dự khác cũng đang có nguy cơ gây mất vốn, mất nguồn lực nhà nước.
Bộ trưởng cho biết, hiện 5 dự án gây lãng phí hàng ngàn tỉ vốn Nhà nước gồm: Đạm Ninh Bình, Giấy Phương Nam, Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên và dự án về Ethanol.
“Ngoài ra còn một số dự khác cũng có nguy cơ kém hiệu quả gây mất vốn, mất nguồn lực nhà nước” - lời Bộ trưởng.
Ông cho biết, Bộ Công thương đang cùng các bộ ngành đang tổng hợp, báo cáo kiểm tra toàn diện các dự án này để đánh giá thực trạng, quá trình điều hành thực hiện, trách nhiệm cấp quản lý, chủ đầu tư và sẽ có giải pháp để không thất thoát vốn Nhà nước.
Người đứng đầu ngành công thương cho biết, sau xem xét sẽ xác định làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: VPQH |
Trong 5 dự án lớn gây thất thoát nghìn tỉ, Bộ trưởng Công thương cho biết Xơ sợi Đình Vũ, Ethanol đã có kết quả thanh tra. 3 dự án còn lại vẫn đang thanh tra và sẽ có báo cáo Thủ tướng hướng xử lý dứt điểm.
Bấm nút tranh luận, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị Bộ Công thương phải sớm lập danh sách các dự án có nguy cơ thất thoát vốn nhà nước.
“Chỉ cần mỗi ngày lỗ 3-5 tỉ, mỗi năm 50-70 tỉ thì cộng lại cũng là con số rất lớn”, ĐB Nghĩa nêu.
ĐB Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đặt câu hỏi: “Với 5 dự án thất thoát ngàn tỉ bị đắp chiếu, Bộ Công thương đã tính toán phương án xử lý như thế nào?
“Xả lũ đúng quy trình” là chưa thoả đáng
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, thuỷ điện là lĩnh vực được Bộ Công thương rất quan tâm và tạo điều kiện, đảm bảo lợi ích của nhân dân, sự phát triển hài hoà của xã hội, nhất là các vùng bị tác động của thuỷ điện.
Với các dự án tái định cư ở thuỷ điện Sơn La, Lai Châu cũng như các dự án thuỷ điện lớn có tác động dân cư đều được Bộ Công thương và Bộ NN cùng phối hợp khảo sát, thực hiện theo NQ 62 của QH.
Trong báo cáo trước đó, Bộ Công thương nhấn mạnh, việc di dân, tái định cư các dự án thuỷ điện, thuỷ lợi giúp thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đạt 11 triệu/người/năm.
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng, Bộ trưởng khẳng định đời sống người dân vùng triển khai thuỷ điện được đảm bảo là chưa thoả đáng.
ĐB Nguyễn Thái Học cho rằng trả lời xả lũ đúng quy trình là chưa thoả đáng. Ảnh: Quốc Anh |
“Trong khi suốt QH khoá 13, nhiều ĐB nêu vấn đề đời sống người dân ở các vùng tái định cư thuỷ điện rất khó khăn. Hiện tỉ lệ nghèo ở các vùng tái định cư từ 50-60%, có nơi 80%”, ĐB Học nêu.
ĐB cũng không đồng tình báo cáo của Bộ Công thương cho rằng việc xả lũ vận hành đúng quy trình, đúng pháp luật.
“Nhiều địa phương ý kiến việc tích nước, xã lũ của thuỷ điện chưa theo đúng quy định, đặc biệt lũ lụt miền trung hiện nay chính là góp tiếng nói cần phải xem lại vận hành xả lũ của các công trình thuỷ điện có đúng quy định pháp luật không?, ĐB Học đặt câu hỏi.
Ông cho rằng cần phải xem lại các công trình này đã làm đúng chức năng vào khô hạn cung cấp nước, mùa mưa lũ tích nước, hạn chế lũ lụt hay chưa?
Thúy Hạnh