Trong xu thế phát triển của cuộc cách mạng số, nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã chú trọng áp dụng những công nghệ tiến trong các quy trình sản xuất, nuôi trồng tạo ra những nông sản chất lượng, an toàn.
Nhưng để tiếp cận được thị trường, chứng thực được sản phẩm của mình tốt hơn các nông sản đại trà khác là điều rất khó nếu không dùng các giải pháp chuyển đổi số, áp dụng các công cụ hiện đại, trong đó tem truy xuất nguồn gốc QR Code là một ví dụ.
Vài năm gần đây, Công ty TNHH đầu tư xây dựng thương mại Tân Hưng được sản xuất theo hướng hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ cỏ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cách ly, phòng trừ sâu bệnh với các loại thuốc sinh học, phân bón vi sinh. Đặc biệt, do được trồng trên vùng đất phù sa mầu mỡ ven biển Kim Sơn, giàu hàm lượng Kali, khoáng nên sản phẩm dưa thơm ngon, đậm vị, khác biệt hoàn toàn so với dưa trồng ở các vùng khác. Thế nhưng, khi đưa sản phẩm ra thị trường, giữa một rừng các loại dưa na ná nhau, Tân Hưng không có cách nào để người tiêu dùng biết được sản phẩm của mình tốt hơn và đầu mối tiêu thụ thì chủ yếu vẫn chỉ qua thương lái, các chợ truyền thống.
Với quyết tâm chứng minh hàng "chính hãng", góp phần bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm dưa Kim Sơn, minh bạch quá trình sản xuất, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, vụ dưa năm nay, chúng tôi đã chủ động liên hệ với Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và Xúc tiến thương mại (Sở Nông nghiệp & PTNT) để triển khai gắn mã QR Code cho sản phẩm của mình.
Công ty đã chủ động liên hệ với Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và Xúc tiến thương mại (Sở Nông nghiệp & PTNT) để triển khai gắn mã QR Code cho sản phẩm của mình. Bước đầu, phản hồi của người tiêu dùng rất tích cực. Hình ảnh, giá cả, nơi sản xuất, thông tin về các giai đoạn xuống giống, chăm bón, thời điểm cung ứng sản phẩm ra thị trường… đều được hiển thị khi check mã Code.
Bước đầu, phản hồi của người tiêu dùng rất tích cực.
Thêm một ví dụ khác cho thấy lợi ích nhờ tích cực ứng dụng công nghệ nhằm chia sẻ thông tin thị trường nông sản, kiểm soát, quản trị sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ, để kiểm soát, quản trị sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị của sản phẩm hàu giống Kim Sơn, cuối năm 2020, Sở Nông nghiệp & PTNT cũng đã tiến hành cấp và dán tem truy xuất nguồn gốc QR Code cho sản phẩm này. Chị Phạm Thị Thúy, chủ một cơ sở sản xuất giống hàu ở xã Kim Trung không giấu nổi niềm vui: Trước đây sản xuất nhỏ lẻ thì không thật cần thiết nhưng khi quy mô sản xuất mỗi năm lên tới hàng chục triệu con giống thì việc dán tem truy xuất nguồn gốc trở thành yêu cầu bức thiết.
Những ví dụ cụ thể trên phần nào cho thấy, lợi ích của việc áp dụng công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý thông tin thị trường nông sản, đơn cử ở đây là việc QR Code đã giúp cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn, bảo đảm nguồn gốc cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên hiện nay, số lượng sản phẩm nông sản được dán tem QR Code vẫn quá nhỏ so với tổng số sản phẩm, nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Bởi vậy, thời gian tới, để đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm, cần tập hợp, khuyến khích nông dân nhỏ lẻ gia nhập các tổ hợp tác hay hợp tác xã; liên kết sản xuất tập thể nhiều hơn nữa để dễ dàng thực hiện áp dụng cách trồng trọt khoa học, an toàn....
Và đặc biệt, cần chú trọng xây dựng website hỗ trợ cho một số đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản nhằm quảng bá thương hiệu, kết nối cung cầu hàng hóa. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về hoạt động truy xuất nguồn gốc, kinh doanh nông sản trên các sàn giao dịch điện tử.