- Tổng kết năm học của Lầu Mai Hoa không chỉ có điểm số, kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện. Điều mà cô bé và những người bạn thích thú không kém là đã tổ chức được những lễ sinh nhật, lễ tổng kết năm học vui vẻ - hoạt động được xem là bình thường ở thành phố, thì với các học sinh ở ngôi trường trên đỉnh Trường Sơn này là "điều đáng nhớ trong đời".

Để cho học sinh tự tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng là một trong những mục tiêu đổi mới giáo dục của trường tiểu học Nậm Cắn 1 (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An). Bên cạnh đó, nhiều thay đổi trong hoạt động sư phạm đã diễn ra, khởi đầu từ sự bỡ ngỡ của những người thầy lâu nay vốn quen nếp dạy học theo phương pháp truyền thống.

{keywords}
Học sinh giới thiệu "Góc cộng động" trong lớp học VNEN tại Trường tiểu học Thạch Bằng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Nậm Cắn 1 là một trong số 2.365 trường đang triển khai mô hình dạy học EscuelaNueva – được du nhập từ Columbia về Việt Nam với tên gọi “trường học mới ViệtNam” (VNEN). Sau 5 năm, mô hình này đã có 450.445 học sinh theo học, phần lớn là bậc tiểu học.


BộGD&ĐT, Ngân hàng thế giới và UNESCO đã có đánh giá bước đầu như sau: Môhình VNEN đã đi vào cuộc sống, tạo ra không khí đổi mới thực sự về giáo dục,các hoạt động trong nhà trường thay đổi theo hướng  thân thiện và gắn liền với cuộc sống. Giáo viên đã giảm hẳn việc giảng giải, thuyết trình, tập trung vào việc quan sát, hướng dẫn, tổ chức học tập, hỗ trợ học sinh, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Học sinh tự tin, chủ động, giao tiếp tích cực, hào hứng học tập và sinh hoạt tập thể; bước đầu hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác, phát triển được năng lực tự quản, tự học, tự đánh giá.

Những giá trị sống và kỹ năng sống mới

Ở góc độ một người "từ nông thôn mà ra, chọn nông thôn mà về" (khởi xướng phong trào “sách hóa nông thôn”), anh Nguyễn Quang Thạch quan sát: “Cấu trúc lớp học của mô hình VNEN giúp học trò tương tác nhiều hơn. Việc hình thành năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm cho con trẻ…là những điểm sẽ xây dựng kỹ năng sống và giá trị sống cho người học tốt hơn thế hệ chúng tôi. Kế đến, điểm quan trọng là trong lớp học được bố trí tủ sách, tăng cơ hội tiếp cận tri thức bình đẳng cho học sinh”.

Nhưng điều mà mô hình trường học mới mang lại không chỉ là cải thiên kỹ năng sống  - dù điều này cũng khá quan trọng và hữu ích. Có thể nói, mô hình đã manh nha khởi dựng những giá trị sống tiến bộ cho các em học sinh từ khi còn nhỏ. Theo như ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, ưu điểm lớn nhất của mô hình dạy học này tập cho HS tự quản, tự học, biết làm việc nhóm, vận dụng sức mạnh tập thể trong các hoạt động, học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình. Nói cách khác, những người đưa mô hình tới Việt Nam hy vọng trường học là môi trường dành riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên học cách chung sống, học tập cùng nhau một cách hòa bình, dân chủ, hiểu và tôn trọng những khác biệt, học các giá trị làm người, hình thành và phát triển năng lực cho mỗi HS.

{keywords}
Một hoạt động làm việc theo nhóm của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (thành phố Vinh, Nghệ An)
Nhìn nhận về mục tiêu này, GS Vũ Hà Văn (Trường ĐH Yale, Mỹ) cho biết: Việc tổ chức cho học sinh tự quản, tự bầu ra người đứng đầu hàng năm là một bước đầu quan trọng cho các bé làm quen với lựa chọn dân chủ. Lớp trưởng, hay chủ tịch hội đồng tự quản của lớp, sẽ là người thay mặt tập thể lớp đối thoại với giáo viên, thay vì chỉ là người nhận các chỉ thị của thầy cô và ban giám hiệu.  Biết làm việc theo nhóm và mạnh dạn nói lên ýkiến của mình, là những phẩm chất quyết định mà người Việt rất thiếu, ngay cả trong tầng lớp lao động trẻ, được tiếp cận thông tin thế giới hàng ngày quainternet. Những phẩm chất này, nếu không rèn luyện từ nhỏ, thì qua một độ tuổi nào đó, rất khó đạt được.

“Trường học mới”cần thầy cô “đổi mới”

Trường học mới không phải mới về cơ sở vật chất. Dựa trên các quan điểm và lí luận giáo dục hiện đại, kết hợp với thực tiễn của giáo dục Việt Nam, mô hình này  tập trung vào đổi mới sư phạm: đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổimới phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học, đổi mới sự tham gia cha mẹ, cộng đồng vào giáo dục tại các trường tiểu học.

Theo ông Lê Tiến Thành, chuyên gia cao cấp ở bậc tiểu học, các hoạt động sư phạm của mô hình này dựa trên các học thuyết tâmlý hiện đại như thuyết kiếntạo của nhà tâm lý học người Pháp Piaget,  thuyết tâm lý học hoạt động của các nhà tâm lý học Nga - khởi đầu làVưgotsky - và thuyết đa trí tuệ của nhà tâm lý học người Mỹ Howard Gardner.

Đầu những năm 1990, các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã thu thập thông tin về cả Escuela Nueva và các trường truyền thống ở Colombia để so sánh. Gần một thập kỷsau, một đánh giá tương tự đã được tiến hành bởi một nhà nghiên cứu của ĐHStanford. Mới đây, một luận án tiến sĩ ở ĐH George Washington đã sử dụng dữ liệu từ hệ thống giáo dục và so sánh kết quả của học sinh ở mô hình Escuela Nueva với trường học truyền thống. Tất cả 3 nghiên cứu này đều cho thấy rằng học sinh của Escuela Nueva có kết quả tốt hơn so với học sinh ở trường truyền thống.

{keywords}
Đánh giá kết quả bài kiểm tra của học sinh bằng nhận xét
Từng làm tư vấn chính sách trước khi dốc sức, chuyên tâm cho sự nghiệp “sách hóa nông thôn”, ông Nguyễn Quang Thạch nhìn nhận: Việc đưa ra chính sách mới là cần thiết cho sự thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, luôn cần tham vấn người hưởng lợi và thầy cô giáo là người trực tiếp truyền nhận chính sách mới;  hiểu rõ năng lực của nguồn nhân lực để xây dựng lực cho họ đủ để thực hiện chính sách mới. Tham gia ở một góc độ nhỏ trong các lớp học này – chuyện tủ sách ở lớp học - anh Thạch kỳvọng  Bộ GD&ĐT sẽ “khoán sách” đến từng lớp học và “khoán đọc” cho học sinh để chính hiệu trưởng và các thầy cô giáo là các tác nhân khuyến đọc cho học sinh. Chính sự đọc của học sinh sẽ đóng vai trò “nước duyền ngược” buộc thầy cô giáo phải đọc để nâng cao năng lực cho chính mình.

Mới đây, TS Nguyễn Hữu Hợp - giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có kể một câu chuyện có tên "giờ học tốt nhất" liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học. Một cô giáo người Mĩ có nói giờ học tốt nhất là giờ học mà giáo viên "không nói gì".. Ý tưởng này làm thay đổi tận gốc rễ phương pháp dạy học, mà mô hình VNEN đang đi theo. Khi giáo viên không nói là lúc học sinh hoạt động (tự học, chủ yếu theo nhóm, cá nhân) nhằm đạt được mục tiêu. Ý tưởng này trái ngược với những phương pháp truyền thống như giảng giải, thuyết trình, vấn đáp.
Theo TS Hợp, không nên hoàn tòan đoạn tuyệt với những phương pháp truyền thống,Bên cạnh hỗ trợ các điều kiện cho giáo viên đổi mới (đảm bảo sĩ số, có đủ phương tiện, tài liệu học tập, cởi mở cách quản lý theo chất lượng chứ không theo hồ sơ sổ sách), thì giáo viên cũng cần có "tài biến hóa", biết sử dụng từng phương pháp cho cho hiệu quả. 
 
Như nhìn nhận của Phó Giáo sư giáo dục và kinh tế Felipe Barrera-Osorio (Trường Giáo dục Harvard, ĐH Harvardtin), mô hình trường học mới có tiềm năng để thay đổi về cơ bản nền giáo dục ở các quốc gia phát triển. Nó có thể thay đổi hệ thống từ bên trong; phá vỡ mối quan hệ giáo viên – học sinh dựa trên quyền hạn và đặt học sinh là trung tâm của học tập, giúp các em trở nên năng động. Hướng tới thúc đẩy những giá trị sống tiến bộ cho trẻ em là nhiệm vụ không thể chối từ của những người thầy và nhà trường trong thế kỷ này.

  • Hạ Anh