- Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm tới việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ bên cạnh việc học kiến thức văn hóa bởi sự quan trọng và cần thiết của nó trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục kỹ năng sống để trẻ có thể thích ứng với môi trường xung quanh một cách nhanh nhạy, trẻ có thể tự nhận thức được khả năng của bản thân, trẻ giao tiếp trôi chảy và biết cách ứng xử, rèn luyện trí thông minh cảm xúc cho trẻ. Nhưng làm sao để dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả là bài toán không dễ giải đáp đối với nhiều cha mẹ, nhất là khi những bộn bề và căng thẳng trong công việc khiến cha mẹ có rất ít thời gian dành cho con trẻ. Dưới đây sẽ là những cách đào tạo kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả ngay cả khi cha mẹ bận rộn.
Cho trẻ tham gia việc nhà
Thay vì việc dạy con quá nhiều lý thuyết và làm những bài tập khô cứng, hãy cho bé tham gia việc dọn dẹp nhà cửa cùng cha mẹ, từ những việc nhỏ phù hợp với khả năng của bé. Nếu bé chỉ 2 tuổi, cha mẹ có thể giao việc tự vứt rác của mình vào thùng rác, tự đánh răng, tự rửa mặt. Nếu trẻ đã 4-5 tuổi, cho bé tự rửa bát, nhặt rau hoặc xách đồ khi đi chợ với mẹ. Những trẻ lớn tuổi hơn cha mẹ có thể sắp xếp cho con những công việc mà năng lực của trẻ đảm đương được. Được cùng làm những công việc thường ngày, trẻ sẽ học được những bài học gắn liền với cuộc sống của mình nhất và rất dễ tự lập.
Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa
Thay vì cho trẻ đến các lớp học thêm để kiểm soát trẻ, hãy thử cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời cùng bạn bè tại các công viên, đường phố, hội chợ vào những ngày cuối tuần. Cha mẹ cũng có thể là người tổ chức ra các buổi dã ngoại cho các trẻ vui chơi cùng nhau. Cho trẻ tham gia những cuộc thi nghệ thuật là một cách hữu hiệu để rèn luyện kỹ năng sống. Thông qua đó, trẻ học được cách giao tiếp, ứng xử và đối mặt với những vấn đề khó khăn để sinh tồn, để chiến thắng hay học cách làm hài hòa mối quan hệ với những người xung quanh.
Luôn giao tiếp với trẻ
Mặc dù công việc có bận rộn, cha mẹ cũng đừng quên luôn giao tiếp với trẻ. Giao tiếp bằng lời nói, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể hoặc qua cách viết thư. Bởi vì giao tiếp gia đình luôn luôn rất quan trọng trong việc khơi gợi khả năng giao tiếp, ứng xử của trẻ. Đó không những là cơ sở để mỗi cá nhân hiểu được những thành viên còn lại mà thông qua giao tiếp thường ngày, trẻ còn phát triển kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ và tư duy ngôn ngữ nhạy bén. Giao tiếp thường xuyên với trẻ là một trong những cách dạy trẻ kỹ năng sống đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Tôn trọng không gian riêng
Trong gia đình, trường học và xã hội Nhật Bản, trẻ em luôn được khuyến khích thể hiện và nhận thức bản thân. Nếu trẻ có không gian và thời gian để tìm hiểu sở thích, hoạt động của mình, trẻ có thể hiểu bản thân một cách rõ ràng điểm mạnh, điểm yếu và trách nhiệm với hành động của mình. Cha mẹ Nhật luôn tôn trọng không gian riêng của trẻ để trẻ tự do khám phá cuộc sống xung quanh, kiên nhẫn quan sát hành động của trẻ trước khi làm giúp hay can thiệp. Chính vì vậy, trẻ em Nhật Bản luôn được xem là những em nhỏ có kỹ năng sống tốt và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở Nhật Bản luôn được thế giới nhìn nhận một cách tích cực và đáng học hỏi.
Ngọc Lan (tổng hợp)
Ứng dụng công nghệ dạy kỹ năng sống cho trẻ vùng cao
Với các sản phẩm công nghệ tiên tiên tiến như TV thông minh và máy tính, giờ đây các em nhỏ vùng cao, các em học sinh ở các địa bàn nghèo có thể tiếp cận với các bài học kỹ năng sống một cách sinh động và hữu ích.
Hụt hẫng vì trời mưa chỉ 5/600 sinh viên đi nghe kỹ năng sống
"595 em đã làm tôi có cơ hội "mất dạy" - một huấn luyện viên về kỹ năng sống than phiền.
Học sinh trải nghiệm kỹ năng sống trong Lễ hội Trung thu
"Vui hội trăng rằm" chiều 03/10/2017 ở trường THCS Nam Trung Yên, lần đầu tiên học sinh một lớp đăng cai tổ chức Trung thu. Kịch bản song ngữ Anh - Việt "tự biên - tự diễn" với các hoạt cảnh, gameshow, màn múa hát...