Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới (trong số 74 quốc gia được khảo sát) về việc sử dụng tiền điện tử, hay còn gọi là “tiền ảo”. Theo STATISTA, trong năm 2020, có 21% số người được hỏi ở Việt Nam cho biết đã từng sử dụng hoặc sở hữu tiền ảo. Dẫn đầu danh sách là Nigeria.

{keywords}
 

Bên cạnh Bitcoin và Ethereum, tại Việt Nam, Pi Network đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây.

Nguy cơ thao túng và bong bóng tài sản

Vào ngày 15.3.2020, một Bitcoin có giá 5.304 USD. Sau đúng một năm (15.3.2021), giá đã tăng gấp 10 lần, đạt mức 57.841 USD và vẫn còn tiếp tục tăng lên. Nhưng ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Theo quan điểm của những người không ủng hộ tiền ảo, các quốc gia sẽ không cho phép một loại tiền tệ phi tập trung phát triển vượt qua khả năng kiểm soát của họ. Hơn nữa, các quốc gia lo ngại rằng đồng Bitcoin sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch bất hợp pháp, gây áp lực lên các nhà lập pháp.

Những người phản đối cũng cho rằng tiền điện tử sẽ thu hẹp thị trường, một số ít “cá lớn“ đang nắm thế độc quyền sẽ thao túng thị trường và khiến cho giá Bitcoin biến động mạnh.

Theo quan điểm của các nhà phê bình, sự bùng nổ của Bitcoin có thể tạo nên những “bong bóng“ tài sản. Cụ thể, một số ít những người đang sở hữu khối lượng lớn Bitcoin có khả năng tạo ra và duy trì thế độc quyền, thực hiện hành vi thao túng giá cả và làm gia tăng biến động của đồng tiền này. Họ hoàn toàn có thể tạo ra những hiệu ứng đầu tư ồ ạt với những nhà đầu tư nhỏ, khiến giá đồng Bitcoin tăng cao gây ra nguy cơ bong bóng hoặc giảm giá tận đáy nếu liên tục mua vào hoặc bán ra.

Tới lúc nguội, đồng tiền ảo sẽ quay đầu lại với giá trị nội tại của nó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bitcoin không giống như vàng, giá trị nội tại của nó bằng 0.

Hơn nữa, nguồn gốc của tiền ảo vẫn là một điều bí ẩn. Cuối cùng, không thể không nhắc rằng tiền điện tử sẽ đối mặt với nguy cơ bị tấn công (hack).

Ở bên kia chiến tuyến là nhóm những người ủng hộ đang ngày càng đông hơn. Họ cho rằng Bitcoin là đồng tiền đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa và cơ hội là cao nhất.

Bitcoin vẫn hạn chế trong khả năng sử dụng như một phương tiện thanh toán (trong khi đó, Etherium - đồng tiền ảo lớn thứ hai có sức thanh toán nhanh hơn và tốt hơn). Tuy nhiên, những người ủng hộ cho rằng với nguồn cung hữu hạn tương tự như vàng, Bitcoin sẽ trở nên có giá hơn và được kỳ vọng trở thành rào chắn cho lạm phát.

Việc phân phối Bitcoin trên quốc tế chỉ có thể bị chặn khi tất cả các quốc gia đều cùng cấm mà điều đó thì không thể xảy ra. Bên cạnh đó, nếu Bitcoin bị chặn sẽ gây ra hậu quả kinh tế thực sự lớn tại thời điểm này, vì quá nhiều công ty và các nhà đầu tư lớn đang đầu tư vào đây. Những người ủng hộ hiện đang trả giá ngày càng cao và dự đoán mức tăng của 1 đồng Bitcoin sẽ rơi vào 100.000 USD năm 2021 đến 2 triệu USD trong một vài năm sau.

{keywords}
 

Vùng xám pháp lý

Không có thị trường ở bất cứ quốc gia nào, kể cả Việt Nam, có thể nhắm mắt làm ngơ những diễn biến mới của thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, mọi người cần phải hiểu rõ rằng kinh doanh tiền điện tử nắm giữ những cơ hội lớn, nhưng cũng có thể kết thúc bằng mất trắng.

Theo Điều 16 và Điều 17 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Bitcoin không được coi là đơn vị tiền tệ để giao dịch hợp pháp. Hơn nữa, tiền điện tử cũng không nằm trong danh mục ngoại tệ hoặc ngoại hối, vì cho đến nay không có quốc gia nào chấp nhận chúng làm phương tiện thanh toán chính thức.

Theo Quy định số 80/2016/NĐ-CP, tiền điện tử không được liệt kê trong danh mục các phương tiện thanh toán hợp pháp (như séc, lệnh chuyển tiền, ghi nợ trực tiếp, thẻ ngân hàng). Nói cách khác, tiền điện tử không thể sử dụng thay thế cho phương tiện thanh toán trên và ghi danh trong các giao dịch thương mại. Tuy nhiên nhìn vào thực tế, pháp luật Việt Nam dù không cho phép giao dịch với tiền mã hóa, nhưng cũng không quy định rõ ràng về việc cấm. Do đó, Việt Nam vẫn nằm trong vùng xám.

Bắt đầu từ năm 2017 trở lại đây, Quốc hội đang trong quá trình thiết lập khuôn khổ pháp lý cho vấn đề này.

Về tác giả: Giáo sư - Tiến sĩ Andreas Stoffers có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tại Đức và Việt Nam. Ông là Giáo sư tại Đại học SDI Munich (Đức), Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia và trường Đại học Việt – Đức tại Bình Dương. Andreas Stoffers cũng đang là Giám đốc quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam.

(Theo Lao Động)