Theo các chuyên gia điện lạnh, khi tủ lạnh có vấn đề và có nguy cơ phát nổ sẽ có những dấu hiệu như: Máy nén chạy liên tục không ngắt; xuất hiện tiếng lạ phát ra từ máy nén hoặc máy nén toả hơi rất nóng; hai bên hông tủ thấy nóng bất thường; phin lọc phình to và có hiện tượng đọng sương; ngửi thấy mùi gas nơi đặt tủ lạnh.

Nếu thấy một trong những dấu hiệu trên, tốt nhất nên ngắt nguồn điện tủ lạnh và gọi thợ sửa chữa đến ngay để tránh bị cháy nổ xảy ra.

Ngoài ra, để tránh sự cố người tiêu dùng cần phải lưu ý nên đặt tủ lạnh nơi thoáng, mát. Tránh đặt tủ lạnh nơi ẩm ướt vì dễ làm vỏ bình gas bị gỉ sét, dẫn đến rò rỉ khí gas. Không đặt tủ ở gần bếp hay thiết bị tỏa nhiệt khác.

{keywords}
Nếu thấy tủ lạnh nóng ran cần kiểm tra kỹ kẻo nổ tung

Hai bên hông tủ cũng như phía sau của tủ phải có khoảng cách với vật dụng xung quanh, để có đủ khoảng trống cho hơi nóng lưu thông và thoát ra ngoài. Người tiêu dùng không nên để tủ lạnh sát vách tường hay kê vật dụng gì sát hai bên tủ lạnh bởi tủ lạnh cũng cần có không gian để “thở”.

Đặc biệt không để trẻ em sờ vào khu vực bị nóng như hai bên hông tủ. Dùng tủ lạnh theo đúng thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất, không dùng tủ lạnh quá cũ, từng hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần.

Nếu phải dùng tủ lạnh cũ, không nên chạm vào các thiết bị bên trong, hay tự ý nạp gas, không tự vệ sinh dàn ngưng… mà hãy mời thợ chuyên môn về làm những việc đó cho đúng kỹ thuật.

Khi tủ lạnh không đông đá, hoặc đá đóng tràn cả ngoài khay, hoặc tủ không có hơi lạnh, cần đưa đến những cơ sở sửa chữa có uy tín.

Nên bảo hành, bảo trì để hàng tháng để kiểm tra độ an toàn của tủ lạnh. Cần dùng các thiết bị bảo vệ tủ lạnh như rơle tự ngắt để bảo vệ khi có sự cố chập điện. Nhất là khi mua tủ lạnh mới nên chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín, có giấy kiểm tra chất lượng và giấy bảo hành.

(Viet Q)