Xu hướng đào tạo chuẩn quốc tế ở các trường đại học

Để đáp những ứng yêu cầu mới của thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên, nhiều trường đại học, thậm chí cả ở bậc giáo dục THPT đã đưa vào giảng dạy các chương trình Tin học, Ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế trong những năm gần đây. Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đại học của Việt Nam phải hướng đến đạt chuẩn quốc tế và chỉ khi làm được điều này thì ngành giáo dục mới thực hiện được sứ mệnh của mình trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng.

{keywords}
Nhiều trường đại học, THPT đã đưa vào giảng dạy chương trình Tin học văn phòng quốc tế Microsoft Office Specialist (MOS) cho học sinh, sinh viên

Thực tế trong những năm qua, rất nhiều trường đại học trên cả nước đã liên kết với các tổ chức giáo dục quốc tế để đưa vào giảng dạy các chương trình Tin học và Ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh Ngoại ngữ được coi như chiếc “chìa khóa” mở cửa tương lai cho giới trẻ, thì Tin học và các kỹ năng mềm cần thiết đang được nhiều trường đại học đưa vào chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên “hành trang” thiết yếu giúp các em tự tin bước vào thị trường lao động hội nhập khi rời giảng đường.

Hiện nay, chứng chỉ Tin học MOS (Microsoft Office Specialist) là chứng chỉ duy nhất đánh giá kỹ năng Tin học văn phòng được công nhận trên toàn cầu đang được nhiều trường đưa vào giảng dạy. Chứng chỉ này do Tổng giám đốc Microsoft trực tiếp ký tên, là Chứng nhận kỹ năng sử dụng các sản phẩm Microsoft Office: Word, Excel, PowerPoint, Access, Outlook cho người học và đây được đánh giá là công cụ hữu hiệu nâng cao hiệu quả và năng suất công việc.

{keywords}
Ông Đoàn Hồng Nam, Chủ tịch Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam

“Trong bối cảnh đào tạo nguồn nhân lực thế hệ mới của Việt Nam bắt kịp được với công nghệ, với xu hướng số của nền kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu, thì việc trang bị cho sinh viên kỹ năng Tin học chuẩn quốc tế ngay từ trong nhà trường sẽ là nền tảng khởi đầu quan trọng góp phần tạo ra một thế hệ lao động mới có tính toàn cầu” - ông Đoàn Hồng Nam, Chủ tịch IIG Việt Nam chia sẻ.

Doanh nghiệp vào cuộc

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, trong nhiều năm qua, không chỉ những nhà lãnh đạo đứng đầu ngành giáo dục, các trường đại học, các tổ chức giáo dục vào cuộc mạnh mẽ mà còn nhận được sự chung tay của các doanh nghiệp đầu tầu của Việt Nam. Trong đó, phải kể đến Viettel - một doanh nghiệp đi đầu về đầu tư vào giáo dục cho thế hệ trẻ với khát vọng “các em sẽ đồng hành cùng với Viettel trên con đường hiện thực hóa khát vọng đưa công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội”.

Là doanh nghiệp đồng hành cùng với tổ chức giáo dục IIG Việt Nam đưa cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng thế giới-Viettel 2019 (MOS World Championship-Viettel 2019) đến với thế hệ trẻ Việt Nam, Viettel đã tiếp sức đem cơ hội tiếp cận chứng chỉ Tin học chuẩn quốc tế đến cho hàng triệu học sinh, sinh viên (HSSV) trên toàn quốc, đồng thời đưa các em HSSV tài năng của Việt Nam tranh tài và bước lên bục vinh quang trên trường quốc tế.

{keywords}
Các thí sinh dự thi Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới - Viettel 2019(MOS World Championship-Viettel 2019)

Sau chặng đường 10 năm với sự nỗ lực rất lớn của các Bộ ngành, các tổ chức giáo dục, Cuộc thi Tin học Văn phòng lớn nhất thế giới này đã góp phần quan trọng trong việc trang bị kỹ năng Tin học theo chuẩn quốc tế - kỹ năng thiết yếu cho thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số cho HSSV Việt Nam.

Theo ông Đoàn Hồng Nam, Chủ tịch Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam - đồng Trưởng Ban tổ chức cấp Quốc gia của Cuộc thi: “Qua các năm, cuộc thi đã góp phần thúc đẩy phong trào học tập Tin học theo chuẩn Quốc tế tại cấp phổ thông và đại học trên toàn quốc. So với quốc tế, trình độ của các thí sinh của Việt Nam không thua kém gì các quốc gia phát triển bởi những năm gần đây tỷ lệ thí sinh vượt qua bài thi ở Vòng loại Quốc gia lên tới hơn 80% - cao hơn nhiều so với tỷ lệ đạt bình quân lần đầu trên thế giới (60%). Nhiều năm liền, đoàn Việt Nam đi thi MOS World Championship thế giới và giành giải, có năm còn mang về 2 Huy chương trong số 3 Huy chương duy nhất cho mỗi nội dung thi, trong khi gần trăm quốc gia khác về tay không.”

Những con số này là những tín hiệu tích cực trong công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo để hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực Việt có tính toàn cầu. Như kỳ vọng của người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ trong một cuộc hội thảo gần đây: “Nếu thế hệ trẻ có được kỹ năng tiếng Anh cùng kiến thức CNTT vững chắc thì chắc chắn sẽ hiện thực hóa được rất nhiều khát vọng. Chúng ta sẽ làm được nếu thực hiện tốt ngay từ bây giờ”.

Thúy Ngà