Bạn đọc ở trọ tại số nhà 66/3 Bà Điểm 7A, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn cho biết, cả khu trọ có 6 phòng, là công nhân và lao động tự do. Do thành phố thực hiện giãn cách xã hội nên đã không có thu nhập suốt 3 tháng liền. Dù cả khu trọ được một số nhà hảo tâm giúp đỡ gạo và mì tôm, tuy nhiên không có tiền đóng trọ và mua thức ăn. 

Bạn đọc ở trọ trong hẻm 1104 đường tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, quận Bình Tân phản ánh, suốt từ ngày giãn cách xã hội, cả dãy trọ chưa nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền địa phương.

Bạn đọc ở trọ tại số 37, đường số 2, khu phố 4, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân cho biết khu nhà trọ có rất nhiều công nhân và lao động tự do vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ của thành phố.

Suốt nhiều tháng dịch bệnh kéo dài, người lao động gặp nhiều khó khăn vì thất nghiệp. Họ vẫn phải đóng tiền trọ và chi phí sinh hoạt. Vì vậy, ai cũng nóng lòng, mong nhận được gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ của thành phố.

Phóng viên đã nhiều lần liên lạc qua số điện thoại của Chủ tịch UBND xã Bà Điểm - bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Chủ tịch UBND phường Tân Tạo A - ông Nguyễn Thanh Hoàng và Chủ tịch UBND phường Tân Tạo - ông Ngô Phan Duy Hiệp, tuy nhiên đều chưa có phản hồi.

Thư cảm ơn của độc giả khiếm thính 

Chiều 13/9, VietNamNet nhận được email chị Phạm Thị Hà bày tỏ: "Xin chân thành cảm ơn báo Vietnamnet đã nhiệt tình làm cầu nối trong công tác bác ái lên tiếng kêu cứu với lãnh đạo phường 14, Gò Vấp giúp cho tôi nhận được gói hỗ trợ của nhà nước. Hộ nhà tôi gồm 3 người đã nhanh chóng nhận đc số tiền là 3 triệu đồng chỉ sau hơn một ngày tôi viết email cầu cứu gửi đến quý nhà báo".

Trước đó, VietNamNet nhận được email của chị Hà, phản ánh đang rất khó khăn vì là người khuyết tật ( bệnh điếc không nghe được và sức khỏe yếu vì căn bệnh viêm đa khớp). Chị Hà mới làm được mấy tháng ở quán cơm vất vả quá bệnh viêm khớp tái phát, phải chữa hết gần 7 triệu đồng. Chị nói từ hồi nghỉ dịch , thất nghiệp 4 tháng tới giờ tới nay chưa nhận được đồng trợ cấp nào. Chị Hà có để lại số điện thoại với dòng nhắn  mình bị khiếm thính nên không nghe được điện thoại và chỉ nhận tin nhắn. Báo VietNamNet đã chuyển phản ánh đến chính quyền sở tại và đơn vị này đã liên hệ với gia dình chị Hà để xác minh và trao hỗ trợ kịp thời.

Khánh Hoà

Mong muốn được chung tay cùng cả nước chiến đấu với đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình “Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet”.
Chương trình hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected] để đăng ký.
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM.
“Đã có cán bộ ngất xỉu khi đi phát tiền hỗ trợ”

“Đã có cán bộ ngất xỉu khi đi phát tiền hỗ trợ”

Đó là thông tin từ ông Nguyễn Thế Dũng, Chủ tịch UBND phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM với VietNamNet, về công tác chi trả tiền hỗ trợ dành cho người lao động khó khăn trên địa bàn phường.