Trung Quốc là thị trường thanh toán di động có tốc độ phát triển chóng mặt với 583 triệu khách hàng, tương đương 71,4% tổng số người dùng Internet di động. Thanh toán tiền mặt giờ rất hiếm.
Người dân Trung Quốc không mấy ấn tượng với tiền mã hóa Libra. Một phần vì Facebook bị chặn, phần nữa bởi họ cho rằng sản phẩm tương tự đã xuất hiện tại đây từ lâu.
Trung Quốc đang lo ngại về sức mạnh của Libra nếu được phát hành. Ảnh: Abacusnews |
Dự án của gã khổng lồ mạng xã hội xây dựng trên công nghệ blockchain. Người dùng có thể chuyển tiền dễ dàng và rẻ hơn nhiều giữa các quốc gia. Khác với Bitcoin vốn biến động lớn, Libra giống như một loại tiền tệ thực sự nhờ hình thức phát hành dạng bảo chứng bằng tiền mặt và trái phiếu chính phủ. Tức là, nếu muốn lưu hành thêm một đồng Libra thì Facebook phải có tài sản tương ứng đảm bảo.
Libra có bắt chước đồng QQ của Trung Quốc?
“Liệu đây có phải là phiên bản QQ coin của Facebook”, một người dùng bình luận trên Weibo. Ý kiến nhận hàng trăm nghìn lượt thích.
Đồng tiền nói đến là QQ do Tencent phát triển năm 2002 với mức quy đổi 1 coin đổi 1 nhân dân tệ (khoảng 0,14 USD). Nó cho phép người sở hữu mua sắm các vật phẩm ảo trong trò chơi và dịch của của công ty.
“Chúc mừng Mỹ đã bước vào kỷ nguyên của đồng QQ, WeChat và Alipay”, một người dùng bình luận với giọng đầy mỉa mai trên chuyên trang hỏi đáp Zhihu.
Libra có thể tiếp cận 2,4 tỷ người dùng Facebook. Ảnh: Facebook |
Cộng đồng mạng Trung Quốc dù "tố" đồng tiền Facebook học theo sản phẩm của Tencent nhưng không chỉ ra bằng chứng cụ thể.
Trên thực thế, Libra được gọi là tiền mã hóa, hay tiền thuật toán dựa trên nền tảng blockchain, trong khi đồng QQ thì không. Facebook còn sử dụng hình thức bảo chứng bằng tài sản thực cho đồng tiền của mình.
Trung Quốc lo ngại về sức ảnh hưởng của Libra
Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành công nghệ Trung Quốc lo ngại động thái của Facebook sẽ đặt ra nhiều thách thức cho nước này.
“Đây là thời đại Interenet 3.0. Thế giới sẽ thay đổi vì điều này (Facebook ra mắt Libra) và đó là thách thức mới đối với Trung Quốc”, Wang Xiaochuan, nhà sáng lập và CEO của công cụ tìm kiếm Sogou cảnh báo.
Một số ý kiến trên mạng dường như đồng tình với ý kiến trên. Họ cho rằng, Libra là công cụ để củng cố sự thống trị của đồng USD và làm suy yếu sức ảnh hưởng nhân dân tệ trên trường quốc tế. Đó là thách thức cho tham vọng của Trung Quốc.
Trung Quốc lo ngại Libra sẽ làm suy yếu đồng nhân dân tệ. Ảnh: FT |
“Trong hệ sinh thái mới, chúng ta thực sự thiếu sức sáng tạo về hệ thống thanh toán di động và nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Nếu không thể tạo cách mạng cho chính mình, bạn sẽ bị cách mạng hóa bởi những người khác”, ông Wang Xiaochuan nói thêm.
Facebook còn phải đối mặt với thách thức lớn về khả năng hỗ trợ đồng Libra từ các cơ quan quản lý tài chính trên thế giới. Đây là vấn đề chung mà ngay cả CEO Tencent Mã Hóa Đằng từng đau đầu tìm giải pháp.
“Công nghệ dần lớn mạnh và nó không còn là trở ngại nữa. Tất cả phụ thuộc vào việc các nhà quản lý có cho phép hay không”, ông Đặng chia sẻ.
Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi nhiều quan chức đã bày tỏ sự ngoài nghi trước dự án Libra. Bộ trưởng Tài chính Pháp đăng đàn cảnh báo về hoạt động rửa tiền và hỗ trợ khủng bố. Trong khi nhiều nghị sĩ Mỹ yêu cầu cuộc điều trần để xem xét kỹ lưỡng Libra. Chưa hết, Facebook còn bị đặt dấu hỏi về khả năng bảo mật thông tin người dùng, đặc biệt là loại dữ liệu nhạy cảm như lĩnh vực tài chính.
Theo Zing/Abacusnews
Tiền ảo Libra của Facebook sẽ ra mắt vào năm 2020
Việc Facebook giới thiệu đồng tiền ảo của riêng mình hứa hẹn sẽ làm thay đổi ngành fintech toàn cầu, đồng thời thể hiện tham vọng khổng lồ của Mark Zuckerberg.