- Ngân hàng Nhà nước đang chủ trương siết một số lĩnh vực cho vay nhạy cảm, trong đó có  cho vay tiêu dùng khiến nhiều người lo ngại lĩnh vực này sẽ bị co hẹp. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, NHNN không siết chung tín dụng tiêu dùng mà chỉ “nhắm” vào bất động sản. Thực tế, cho vay tiêu dùng ở nước ta vẫn được khuyến khích bởi nhiều lợi ích và do tỷ trọng vẫn còn rất nhỏ bé.

Vay tiêu dùng: Tiền nhanh, không thế chấp... lãi suất cao

Vay tiêu dùng: Đọc kỹ trước khi ký để bảo vệ mình

Càng giàu càng thích… đi vay

Nhận xét về chủ trương “siết” tín dụng một số lĩnh vực nhạy cảm gần đây của NHNN, trong đó có cho vay tiêu dùng, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế khẳng định,  NHNN không siết tín dụng tiêu dùng nói chung, mà chỉ nhắm vào tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản để tránh nhập nhèm. Cho vay tiêu dùng đúng nghĩa, đặc biệt là cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính không thuộc đối tượng nhắc nhở vì đây vẫn là lĩnh vực cần khuyến khích phát triển.

Do tăng mạnh 5 năm gần đây, dư nợ tín dụng tiêu dùng đã chiếm 17% tổng dư nợ cả nước, song so với các nước trên thế giới và trong khu vực thì vẫn còn rất nhỏ bé. Tại ASEAN – 5, tỷ lệ này là 34% trong khi tại Trung Quốc là 20% (chưa tính cho vay mua nhà), quy mô khoảng 55 tỷ USD.

Thậm chí, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, các các nước càng phát triển, quy mô cho vay tiêu dùng lại càng lớn. Đơn cử, theo một thống kê mà ông Nghĩa thu thập được, tại 16 nước châu Âu, cho vay tiêu dùng cá nhân chiếm tới 47% tổng dư nợ (chưa kể cho vay mua nhà, mua xe của cá nhân). Nếu tính đầy đủ, tín dụng tiêu dùng cá nhân lên tới hơn 70% tổng dư nợ. Tại Mỹ, con số này cũng trên 50%.

“Những con số trên cho thấy, cho vay tiêu dùng là xu thế không thể tránh, kinh tế càng phát triển, vay tiêu dùng càng nở rộ. Cho vay tiêu dùng đã được chứng minh là một trong những giải pháp tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Nghĩa khuyến nghị.    

Từng có thời gian nghiên cứu về thị trường cho vay tiêu dùng tại Mỹ, TS. Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) cũng cho hay, vay tiêu dùng đã trở thành thói quen và thành nhu cầu thường ngày của các cá nhân, hộ gia đình tại Mỹ.

{keywords}
 

Tại quốc gia này, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng, bao gồm: Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm nhân thọ, các tổ chức tài chính vi mô, hiệu cầm đồ, công ty cho vay trong ngày, Trung tâm thương mại, Fintech… Mỗi một loại hình nhà cung cấp sẽ phục vụ những nhóm khách hàng có độ rủi ro khác nhau, từ đó dẫn đến lãi suất của tín dụng tiêu dùng giữa các loại hình cũng rất khác nhau, từ vài chục phần trăm/năm đến 200-300%/năm.

Thị trường Việt Nam vẫn còn nhỏ bé

Các chuyên gia cho rằng, dù tăng trưởng 30-40% những năm gần đây, song quy mô thị trường cho vay tiêu dùng  nước ta vẫn nhỏ vẫn thiếu đa dạng. Sự tham gia của khối công ty tài chính đã giúp thị trường sôi động hơn. Tuy vậy, hơn 90% thị phần cho vay tiêu dùng vẫn nằm ở ngân hàng (chủ yếu cho vay mua nhà).

Nếu loại trừ các khoản vay tiêu dùng thực chất là vay bất động sản, dư nợ vay tiêu dùng thực của của toàn hệ thống chỉ còn dưới 10% tổng dư nợ.  Điều này có nghĩa tỷ lệ người dân vay tiêu dùng ở nước ta vẫn còn rất nhỏ bé và hàng chục triệu người dân vẫn đang “khát” kênh tín dụng tiêu dùng này.

Lãnh đạo Công ty tài chính tiêu dùng FE Credit khẳng định, không quốc gia nào trên thế giới mà hệ thống ngân hàng có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu tài chính cho người dân, đặc biệt là nhu cầu vay tiêu dùng nhỏ lẻ trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, phát triển hệ thống các công ty tài chính là điều cần thiết và đã được nhiều quốc gia triển khai.

Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc dịch vụ tài chính ngân hàng Ernst & Young (EY) cho biết thêm, việc “trống” dịch vụ tài chính ngân hàng ở địa bàn nông thôn nước ta là nguyên nhân chính dẫn tới hệ lụy là nhiều người dân vẫn phải tìm đến tín dụng đen hay các tiệm cầm đồ khi cần vay vốn.

“Để có thể cung cấp tín dụng tiêu dùng đến các vùng nông thôn, rất cần sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các công ty tài chính. Các công ty này cần sớm có những sáng kiến công nghệ đột phá để có thể cung cấp dịch vụ tại địa bàn này”, bà Dương đề nghị.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự phát triển của các công ty tài chính và các tổ chức tín dụng tham gia cho vay tiêu dùng khác đóng vai trò rất tích cực cho nền kinh tế, ngay cả tại những những đất nước phát triển, hệ thống ngân hàng tồn tại hàng trăm năm.

Đối với thị trường Việt Nam, mức độ tiếp cận tín dụng của người dân còn thấp (mới chiếm khoảng 30% dân số) thì sự phát triển của các công ty tài chính tiêu dùng để bổ trợ cho ngân hàng càng cần thiết. 

Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) khẳng định, phát triển của cho vay tiêu dùng không chỉ sự mở rộng tiếp cận tài chính cho người dân mà còn mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ.

“Sự phát triển cho vay tiêu dùng làm cho việc sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn. Nhờ vậy, cho vay tiêu dùng phát triển là điều kiện cần thiết để hỗ trợ cho phong trào khởi nghiệp phát triển, đặc biệt là tại các nước mà các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp còn rất ít và mỏng”, ông Tú Anh nói.

Thanh Tâm

Xuống tiền trong 15 phút: Vay tiêu dùng hút khách trẻ

Xuống tiền trong 15 phút: Vay tiêu dùng hút khách trẻ

Thủ tục cho vay rất linh hoạt, hồ sơ đơn giản, giải ngân lại nhanh chóng, thậm chí chỉ mất chưa tới 15 phút là những lý do khiến ngày càng có nhiều người lựa chọn hình thức cho vay tiêu dùng.

Vay tiêu dùng, cả đời lo trả nợ

Vay tiêu dùng, cả đời lo trả nợ

Nhiều khách hàng đã “ngậm đắng nuốt cay” khi lãi suất vay hàng năm lên tới 80% cùng nhiều chi phí phát sinh khác mà khi vay tiền không hề hay biết.

Dự thảo cho vay tiêu dùng: Cơ hội hay thách thức?

Dự thảo cho vay tiêu dùng: Cơ hội hay thách thức?

NHNN cần có những quy định, chế tài nghiêm khắc và cụ thể để buộc các công ty tài chính phải giải thích cặn kẽ những điều khoản trong hợp đồng, lãi suất vay cho khách hàng chứ không dùng biện pháp hành chính là áp trần lãi suất.

Cho vay tiêu dùng gặp khó vì thiếu thông tư?

Cho vay tiêu dùng gặp khó vì thiếu thông tư?

Trong thời gian qua, thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD) tại Việt Nam đang phát triển rất tốt bởi nhu cầu của người dân cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.