Ông nói:
Tôi thấy thật vui và may mắn vì đã trực tiếp chứng kiến kết quả của sự kiện lịch sử này. Thành tựu này là nỗ lực trong suốt chặng đường 10 năm qua với các vị tiền nhiệm của tôi, là nỗ lực của tập thể. Đây là thời khắc lịch sử quan trọng giữa EU và Việt Nam.
Bên cạnh EVFTA và EVIPA, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Công ước 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế. Đây là nội dung phía EU yêu cầu Việt Nam thông qua khi các bên cân nhắc phê chuẩn hiệp định. Điều này thúc đẩy tiêu chuẩn xã hội, tiêu chuẩn lao động của Việt Nam cao hơn.
Hiệp định EVFTA là thành tố quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cũng như trao đổi thương mại giữa hai bên.
Người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm từ EU với tiêu chuẩn cao, giá cả phải chăng; doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh phát triển, có cơ hội thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá của mình; nâng cao tiêu chuẩn về lao động, người lao động, bảo vệ môi trường, trái đất cho hôm nay và mai sau.
Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti |
Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020. Kể từ ngày đầu tiên có hiệu lực, hiệp định sẽ giảm ngay 0% thuế với 71% hàng hoá Việt Nam xuất khẩu, đây cũng là con số lớn trong lộ trình 7 năm.
Theo nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, dự kiến EVFTA làm tăng thêm 2,4% tăng trưởng GDP của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 12%, có khoảng 800 ngàn người được thoát nghèo nhờ hiệp định này.
Tuy nhiên, trên thực tế, mọi việc diễn ra thế nào còn phụ thuộc vào việc chúng ta thực thi đến đâu.
Liên quan đến đầu tư, nhà đầu tư chỉ đến sau khi hoạt động thương mại hai bên được thúc đẩy. Khi đã có hoạt động thương mại mạnh mẽ mới khiến cho nhà đầu tư quan tâm hơn. Bởi trước đó, họ cần biết và quan sát xem quan hệ Việt Nam - EU có tốt đẹp hay không, có tăng trưởng hay không thì họ mới đầu tư vào.
Do vậy, việc cần làm ngay là thúc đẩy các hoạt động thương mại giữa hai bên một cách mạnh mẽ, đầu tư chất lượng cao sẽ giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn với toàn cầu.
Chúng tôi đánh giá Việt Nam đang có cơ hội vàng để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19. Bởi vì, sau đại dịch, nhiều quốc gia trên thế giới nhận ra rằng không nên tập trung vào một quốc gia nào mà phải đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Đứng trước lợi ích của hiệp định EVFTA, so sánh với các quốc gia tương đồng, thì Việt Nam đang có lợi thế để tiếp cận thị trường EU hơn cả.
Đó là 2 yếu tố quan trọng, tạo ra những cơ hội vàng để Việt Nam nắm bắt.
Trong quan hệ thương mại, từ năm 2011-2018, tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam sang EU đạt 16%. Nếu đặt giá trị thương mại trong tỉ trọng thương mại toàn cầu thì tỷ trọng này đang nhỏ dần. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để cải thiện.
Doanh nghiệp Việt Nam không nên tự mãn sớm với những gì đã đạt được mà cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tỉ trọng và quan hệ thương mại trong tương lai.
Về nguồn gốc xuất xứ, xin ông cho biết cam kết của Việt Nam là gì. Nếu Việt Nam không đạt được những cam kết đó thì các doanh nghiệp có còn được nhận những ưu đãi về thuế nữa hay không?
Vấn đề này đặt ra những yêu cầu, quy định mang tính thách thức với các quốc gia khi tham gia đàm phán EVFTA. Khái niệm hàng hoá được sản xuất, ứng xử với hàng hoá thế nào đã được quy định trong hiệp định. Chỉ khi hàng hoá sản xuất tại Việt Nam mới được hưởng ưu đãi FTA, còn hàng hoá sản xuất tại quốc gia khác, hoặc sản xuất một phần ở Việt Nam cũng không được hưởng ưu đãi thuế quan
Trước sức ép như vậy, hiệp định sẽ thúc đẩy nền sản xuất trong nước của các quốc gia EU, của Việt Nam.
Trong hiệp định IPA có quy định các nhà đầu tư EU có thể kiện Chính phủ Việt Nam nếu chính sách của Chính phủ vi phạm cam kết nào đó. Đây cũng là điều mà một số ĐBQH Việt Nam quan tâm. Ông có thể nói rõ hơn?
Điều này thể hiện tầm quan trọng của cơ chế giải quyết các tranh chấp thông qua những quy định. Việt Nam có trên 20 quy định với các quốc gia thành viên riêng lẻ. Tất cả hiệp định này đều có những quy định cụ thể trong việc bảo hộ đầu tư ra sao, quan trọng thế nào trong việc giải quyết các tranh chấp. Đó là đặc điểm cần có để đảm bảo khi các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó, họ sẽ kì vọng vào các vấn đề bảo hộ, giải quyết tranh chấp thế nào khi xung đột xảy ra với các nước sở tại.
Còn vấn đề rào cản phi thuế sẽ tăng lên trong bối cảnh rào cản thuế quan hạ xuống là thế nào, thưa ông?
Cả Việt Nam lẫn EU đều phải có các quy định, điều khoản thật cụ thể để hạ rào cản phi thuế. Các cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thực thi cam kết để không được cản trở việc nhập khẩu, xuất khẩu của cả hai bên.
Đây là thách thức đặt ra trong quá trình thực thi hiệp định. Cần đảm bảo không có rào cản phi thuế gây cản trở thương mại trong quá trình thực thi hiệp định.
Ông nhận định thế nào về chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trong quá trình thực thi hiệp định?
Các chính sách này cần đặt trong bối cảnh có sức hút mang tính toàn diện chứ không chỉ là ưu đãi, cắt giảm thuế doanh nghiệp hoạt động tại đây mà nó cần mang tính đa chiều trong việc xây dựng chính sách. Mục đích tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn, minh bạch trong thủ tục hành chính, trong thực thi chính sách, có tính đoán định trong cơ chế giải quyết tranh chấp hoạt động hiệu quả.
Nếu chúng ta chỉ có ưu đãi cắt giảm thuế thì nhà đầu tư sẽ không đến. Chính phủ Việt Nam trong quá trình thực thi hiệp định cần lưu ý điều này. Nhà đầu tư thường cân nhắc rất kĩ, họ chỉ đầu tư khi đảm bảo được lợi ích mong đợi.
Việt Nam cần tập trung lợi ích mang tính động để nâng cao môi trường đầu tư để thu hút đầu tư từ EU. Khi Việt Nam có tiêu chuẩn đầu tư chất lượng cao thì doanh nghiệp Việt cũng sẽ được hưởng lợi tốt hơn. Đây cũng là cơ hội lẫn thách thức đặt ra cho Việt Nam.
Một thách thức khác đặt ra cho Chính phủ Việt Nam, đó là việc số hoá để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp. Việt Nam cần số hoá trong các quy trình, thủ tục để đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đây là việc quan trọng.
Sáng 8/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và nghị quyết phê chuẩn hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA). UB Thường vụ Quốc hội cho biết, việc phê chuẩn 2 hiệp định sẽ đem lại cho nước ta nhiều lợi ích, thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều giữa hai bên, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và có tính bổ trợ lẫn nhau, tăng quy mô xuất khẩu một số ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, thủy sản, may mặc. Đồng thời, doanh nghiệp và người dân Việt Nam sẽ có điều kiện mua máy móc, thiết bị hiện đại với giá cả phải chăng, người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao như nhóm hàng hóa mỹ phẩm được người Việt Nam ưa chuộng với giá cả thấp hơn. Có ý kiến đại biểu cho rằng trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 32.000 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 370 tỷ USD, nhưng khu vực châu Âu chỉ khoảng 2.500 dự án với số vốn đăng ký 27,5 tỷ USD; việc phê chuẩn hiệp định giúp thu hút vốn đầu tư, tiếp cận nền công nghiệp hiện đại, công nghệ mới và công nghệ sạch từ các nước châu Âu. Đồng thời, các đại biểu cũng phân tích những khó khăn, thách thức và đặt ra yêu cầu cải cách thể chế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực. |
Lan Anh
Sau hiệp định vẫn còn mồ hôi và nước mắt
Quốc hội sẽ xem xét thông qua hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA), thực hiện nốt nghĩa vụ của Việt Nam. Con đường thực thi hiệp định đó không chỉ toàn hoa hồng, mà còn lắm chông gai.