Từng là một doanh nhân thành đạt nắm trong tay hàng chục gia sản kếch xù. Thế nhưng khi thị trường bất động sản đóng băng, vị đại gia Nguyễn Văn Tài lại trắng tay vỡ nợ buộc phải nhập viện điều trị bệnh tâm thần.

Doanh nhân cũng hóa..tâm thần

Có mặt tại bệnh viện Tâm thần Mai Hương vào một buổi sáng cuối tháng 7, Bác sỹ Trần Thị Hồng Thu, trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương dẫn tôi đến trước cửa phòng điều trị tâm lý cho các bệnh nhân tâm thần để giới thiệu về những trường hợp bệnh nhân trí thức đang được điều trị tại đây.

{keywords}
Nhiều bệnh nhân tâm thần là người có tri thức đang được điều trị tại bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương. Ảnh minh họa

Ngay trong căn phòng lúc này, có khoảng chục bệnh nhân đang ngồi học thiền và thực hiện các động tác thể dục bắt buộc. Hầu hết số bệnh đang điều trị có tuổi đời rất trẻ, ước chừng chỉ nằm trong độ tuổi 20 - 35.

Được một lúc, bác sỹ Thu vội dẫn tôi vào phòng khám và bắt đầu kể về trường hợp của một bệnh nhân đang điều trị từng là giám đốc của một công ty bất động sản có tiếng ở Hà Nội.

Bác sỹ Thu chia sẻ: “Nguyễn Văn Tài ( ở Cầu Giấy, Hà Nội) là một doanh nhân trong lĩnh vực nhà đất tại Hà Nội. Tài vốn sinh ra trong một gia đình giàu có, bố anh từng làm giám đốc doanh nghiệp, mẹ làm ngân hàng, chính vì vậy anh nhanh chóng có cuộc sống vương giả, sung túc hơn bao nhiêu người bằng lứa khác.

Lớn lên anh học và thi đỗ vào trường đại học Xây Dưng, ra trường với tấm bằng khá anh nhanh chóng thành lập cho mình một công ty về lớn về tư vấn và kinh doanh bất động sản.

Tại thời điểm bất động sản còn đang phát triển rực rỡ với nhiều tòa nhà cao ốc mọc lên, ngân hàng chưa “dính” nhiều nợ xấu như hiện nay, tốc độ kiếm tiến của anh Tài đã khiến nhiều người phải ganh tị.

Thế nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ như mong muốn. Khi thị trường bất động sản đi xuống, nợ xấu tăng, những dấu hiệu khó khăn trong làm ăn đã xuất hiện và càng trở nên căng thẳng. Thiếu vốn làm ăn, một loạt dự án còn dang dở vì không có vốn trong khi bố mẹ đã về hưu khiến cho anh điêu đứng. Rồi anh quyết định vay mượn ngân hàng và bỏ tiền tiết kiệm trong nhiều năm ra để thúc đẩy công việc, sớm hoàn thành các dự án để nhanh chóng đúng tiến độ và vượt qua vũng lầy mà thị trường bất động sản lúc đó đang phải đương đầu.

Làm ăn đi xuống, nhà không bán được, phải trả lãi mẹ, lãi con ngân hàng mấy trăm triệu đồng một tháng. Khi không có khả năng cần cố tiếp, anh quyết định bán hết cả xe hơi, cầm cố nhà cửa để trả nợ. Cuộc sống giàu sang phú quý ấy của gia đình anh không ngờ lại có ngày trở thành “vật cản” lớn trong việc thích nghi với cuộc sống kham khổ hậu phá sản.

Để đảm bảo cuộc sống, vợ con anh bắt buộc phải về nhà bố mẹ sống. Càng ngày giữa hai vợ chồng anh thường xuyên xuất hiện sự cãi vã triền miên. Rồi anh bắt đầu uống rượu, nghiện rượu và mặc cảm, sống khép kín hơn và nghĩ rằng mình là nguồn cơn gây nên gánh nặng hiện tại cho cả gia đình. Tình trạng này kéo dài vài tháng liền khiến tinh thần anh bất ổn, anh suy sụp và nghĩ đến con đường chết thoát khỏi cảnh nợ nần chồng chất ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên sau đó gia đình anh phát hiện và đưa anh đến bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương để điều trị kịp thời cho đến hôm nay”.

Đỗ vỡ kinh doanh dễ suy sụp tinh thần

Theo bác sỹ Trần Thị Hồng Thu thì trong mấy năm trở lại đây, bác sĩ đã gặp, khám, tư vấn và hướng dẫn cho nhiều ca bệnh tâm lý liên quan đến vấn đề đổ vỡ trong kinh doanh, khủng hoảng kinh tế khiến họ bị suy sụp tinh thần.

Điều đáng chú ý là trước kia người ta hay nhắc đến những bệnh nhân này ở các nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như Nhật Bản, Hàn Quốc…song hiện nay vấn đề này lại đang tồn tại rất nhiều ở Việt Nam.

{keywords}
Các bệnh nhân nhập viện mấy năm trở lại đây đều là dân trí thức, công chức, và những người trẻ tuổi làm việc trong những ngành nghề chịu áp lực cao. Ảnh minh họa

Bác sỹ Thu cho hay, “Đa phần các bệnh nhân nhập viện mấy năm trở lại đây, đều là dân trí thức, công chức, và những người trẻ tuổi. Đặc biệt là những người có gia sản, có tiền tài, địa vị làm việc trong những ngành nghề chịu áp lực cao như bác sĩ, luật sư, kinh doanh…

Nguyên nhân khiến cho nhóm đối tượng này mắc bệnh là do thường xuyên bị stress trong công việc. Cộng thêm áp lực công việc quá cao, người bệnh lại không biết điều chỉnh chế độ làm việc hợp lý, nên lâu ngày thành bệnh”.

Vì vậy theo bác sỹ Thu, việc điều trị cho những bệnh nhân trí thức bao giờ cũng khó hơn những bệnh nhân bình thường. Tuy nhiên, phần lớn những người bệnh này lại chỉ được người nhà đưa vào viện khi đã ở giai đoạn muộn, đã có những hành động vượt quá giới hạn bình thường, thậm chí có người còn nhiều lần tìm đến cái chết nhưng không thành...

“Do đó, để bệnh nhân có thể nhanh chóng phục hồi thì người nhà đóng một vai trò rất quan trọng. Không những thế, họ còn phải thật tinh tế để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của người thân để có những phương pháp điều trị sớm, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra”, bác sỹ Thu nói.

(Tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu)

Thanh Hải

(còn tiếp)