Theo thống kê, năm 2018, chỉ có 18% bác sỹ tại Mỹ điều trị cho bệnh nhân qua điện thoại. Con số này đã tăng lên 48% trong thời kỳ Covid-19. Về phía khách hàng, 60% khẳng định sẵn sàng trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ qua điện thoại vì lý do đại dịch.

{keywords}

Tính tới tháng 7/2021, báo cáo của hãng McKinsey cho thấy việc sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế qua điện thoại đã tăng gấp 38 lần trước đại dịch. Các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng này, khi tăng vốn gấp 3 lần vào các dự án khởi nghiệp về y tế số trong năm 2020 so với năm 2017.

Khi cơ sở hạ tầng được cải thiện và các dịch vụ này trở nên quen thuộc hơn, các công nghệ y tế từ xa như chẩn đoán liên tục, chăm sóc sức khoẻ tâm thần, phục hồi lão hoá tại chỗ có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi đại dịch kết thúc.

Giãn cách xã hội thúc đẩy thích nghi chăm sóc y tế từ xa

Những người ủng hộ phương án điều trị từ xa đã mất nhiều năm để chỉ ra tiềm năng của phương pháp trong việc giúp giảm bớt chi phí và áp lực đối với hệ thống y tế, cũng như tăng cường tiếp cận tới các khu vực hẻo lánh và nông thông.

Theo Hiệp hội y tế Mỹ, thực tế khoảng 75% các trường hợp thăm khám bác sỹ, cấp cứu “không cần thiết hoặc có thể được xử lý an toàn, hiệu quả thông qua điện thoại hoặc video”.

Thế nhưng việc sử dụng dịch vụ y tế qua điện thoại trước Covid-19 vẫn ở mức thấp: ở thời điểm tháng 7/2019, khảo sát của JD Power cho thấy chỉ khoảng 10% người dân Mỹ thay thế các cuộc thăm khám trực tiếp tại bệnh viện bằng dịch vụ qua điện thoại.

Tất cả đã thay đổi khi đại dịch xuất hiện. Với việc các cơ sở y tế truyền thống bị quá tại, người bệnh đã tìm tới dịch vụ y tế từ xa như một cách thức an toàn thay thế cho các cuộc gặp gỡ trực tiếp.

Các công ty cung cấp dịch vụ y tế từ xa đã ghi nhận tăng trưởng kỷ lục. Teladoc, nhà cung cấp dịch vụ độc lập lớn nhất, có mức tăng trưởng dịch vụ mỗi tuần lên tới 50% sau khi các lệnh giãn cách xã hội được thực hiện tại Mỹ. Trong quý II/2021, phần mềm của Teladoc đã cung cấp tới 4.5 triệu lượt điều trị giữa nhà cung cấp và người bệnh, trong khi cùng kỳ năm 2020 con số này chỉ là 2.7 triệu lượt.

Cơ quan chức năng cũng có các bước hành động giảm thiểu giới hạn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ y tế từ xa. Tháng 3/2019, Mỹ nới lỏng các hạn chế trong Đạo luật trách nhiệm giải trình và bảo hiểm y tế (HIPAA), cho phép Apple, Google và Microsoft tăng cường sử dụng bác sỹ ảo tại các ứng dụng nhắn tin và video như FaceTime và Skype.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cũng cấp phép cho các thử nghiệm lâm sàng ảo để phát triển thuốc liên tục khi các cơ sở dược phẩm đóng cửa.

Các nhà cung cấp dịch vụ y tế từ xa như Teladoc đang rất lạc quan về nhu cầu sử dụng dịch vụ trong bối cảnh đại dịch sẽ trở thành nhu cầu lâu dài khi nhiều khách hàng lần đầu sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ trong tương lai.

Theo CB Insights, thị trường công nghệ chăm sóc sức khoẻ từ xa được ước tính khoảng 64.6 tỷ USD. Và sự tăng trưởng của dịch vụ y tế từ xa đã kích hoạt làn sóng công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chatbot (ứng dụng trả lời tự động) trong chăm sóc y tế tại nhà.

Orbita, một trong những nhà cung cấp dịch vụ chatbot bảo mật. Gần đây công ty đã ra mắt phiên bản trợ lý ảo cải tiến, Orbita Solution Center, sử dụng công nghệ đa kênh với nhiều nền tảng hội thoại và nhắn tin video cũng như công nghệ trả lời tự động, hỗ trợ người bệnh thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm các bệnh nhẹ cũng như gửi các yêu cầu bảo hiểm, v.v.

Công ty dịch vụ y tế Affinity Empowering thậm chí còn đi sâu hơn vào lĩnh vực chẩn đoán tại nhà với dịch vụ eHome và eCare. Các dịch vụ của Affinity có thể được tích hợp với phác đồ điều trị sẵn có của người dùng, hỗ trợ tìm kiếm chuyên gia với các bệnh lý cụ thể và cập nhật thay đổi khi phác đồ điều trị được thay đổi bởi chuyên gia y tế.

Chẩn đoán liên tục từ xa

Với việc các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của xét nghiệm nhanh và truy vết trong bối cảnh Covid-19, các thiết bị đeo tay và công nghệ giám sát y tế có chức năng chẩn đoán, đã trở thành tâm điểm.

Đại dịch đã nhấn mạnh giá trị của việc dễ dàng truy cập dữ liệu y tế. “Xét nghiệm, theo dõi và truy vết” đã trở thành khẩu hiệu sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới. Cả chính phủ và công chúng đều nhanh chóng hướng đến các công ty có đủ nguồn lực để đưa các công nghệ cần thiết trở thành hiện thực.

Amazon, Google và Microsoft đã tham gia Hiệp hội điện toán hiệu suất cao (HPC) chống Covid-19 nhằm cung cấp cho những nhà sinh học, dịch tễ học và sinh học phân tử khả năng điện toán thực hiện các chương trình nghiên cứu. Tới nay Hiệp hội này đã hỗ trợ các nhà nghiên cứu khắp thế giới năng lực điện toán 600 petaflop (1 petaflop tương đương 1 triệu tỷ phép tính/giây), hơn 50 nghìn đơn vị xử lý đồ hoạ và hàng triệu bộ vi xử lý cũng như linh kiện lưu trữ.

Không chỉ các ông lớn công nghệ nhìn thấy cơ hội trong lĩnh vực chẩn đoán từ xa, một số công ty công nghệ sinh học cũng đã nhanh chóng nhảy vào cuộc đua này. Ví dụ như LifeSignal, công ty giám sát sức khoẻ không dây đã ra mắt cảm biến sinh học theo dõi sức khoẻ của từng bệnh nhân mắc Covid-19. Trong khi đó, Spry Health, công ty cung cấp giải pháp theo dõi sức khoẻ từ xa, đã cho ra mắt vòng đeo tay Loop với sự chấp thuận của FDA, có chức năng theo dõi nhịp tim, độ bão hoà oxy và tình trạng hô hấp người dùng.

Vinh Ngô (Theo CBInsights)

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số ngành y tế

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số ngành y tế

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là một xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. AI đại diện cho hình ảnh thu nhỏ của sự đổi mới ngành y tế.