- Ngay trước khi Chính phủ chính thức báo cáo với Quốc hội về tình hình Biển Đông, tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội ngày 4/8, một số đại biểu đã nêu quan điểm.
ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) than, Biển Đông là vấn đề chủ quyền quốc gia, là câu chuyện toàn vẹn lãnh thổ, gắn với xương máu của nhân dân, “sao thông tin lại chậm quá”.
Thời gian qua, tình hình Biển Đông nóng như vậy, nhưng thông tin chính thống chưa kịp thời như thực tế diễn ra. Nếu báo chí có đưa đủ về Biển Đông cũng là báo ngành, báo hội, báo đoàn thôi.
Ông đơn cử, công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng Trung Quốc nói lâu rồi. Nhưng ta thì mãi tới gần đây, cũng chỉ có tờ Đại Đoàn Kết đưa.
Theo vị đại biểu này, đây là vấn đề Chính phủ và cả hệ thống chính trị phải quan tâm.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tuy nhiên, theo bà, vì đây là vấn đề hết sức thiêng liêng, cần dân, do đó cần có những giải pháp, hành động quyết liệt hơn nữa.
Vị đại biểu này kiến nghị trong kì họp này, Quốc hội ra nghị quyết cần có thông điệp chính thức về vấn đề Biển Đông, để khẳng định niềm tin trong nhân dân, từ đó tạo ra sự đồng thuận để cùng nhau vượt qua sự khó khăn của đất nước.
“Thông tin sẽ tạo sự đồng thuận trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, bà Dung nói.
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cũng lưu ý “đừng quên sức mạnh của ngoại giao nhân dân”.
“Ý chí của người dân cần được thể
hiện, hỗ trợ Chính phủ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”.
Trong
phiên họp kín chiều 4/8, Chính phủ mà đại diện là Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao
đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình Biển Đông và quyết sách của Việt Nam.
Đây là kết quả của việc tiếp thu đề xuất của nhiều đại biểu cũng như ý kiến cử tri về việc đưa vào chương trình của kỳ họp đầu tiên nội dung Chính phủ gửi báo cáo về công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự vùng biển đảo, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông vì đây là vấn đề đang được dư luận xã hội và nhân dân cả nước quan tâm.
Theo chương trình, Quốc hội không có nội dung thảo luận riêng về Biển Đông, nhưng các đại biểu có thể nêu ý kiến tại các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội. Việc có ra nghị quyết hay không cũng phụ thuộc vào đề xuất của đại biểu.
Phương Loan - Thủy Chung