{keywords}
 

Theo báo The Economist, hơn 40 quốc gia đang tranh cãi về cách áp thuế đối với các công ty ở Thung lũng Silicon. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 buộc các chính phủ, nhất là chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, phải tìm cách bù đắp thâm hụt tài chính.

Niềm hy vọng về một kết quả có thể khiến tất cả các bên hài lòng đang được đặt cược vào một diễn đàn của OCED, câu lạc bộ của những nước giàu. 139 nước hy vọng sẽ đạt được những nguyên tắc mới về thuế ở diễn đàn này trong mùa hè năm nay. Kết quả thành công sẽ là sự cải tổ quan trọng nhất đối với cấu trúc quốc tế trong suốt một thế kỷ, đồng thời ngăn chặn được nguy cơ xảy ra hỗn loạn.

Về lý thuyết, các công ty đa quốc gia nộp thuế dựa trên nơi họ đặt trụ sở chính và nơi họ làm những việc tạo ra lợi nhuận. Các chi nhánh hợp pháp của một công ty cá nhân thường bị đánh thuế riêng rẽ, với các khoản chuyển nhượng giữa chúng được ghi lại như trên thị trường mở.

Nhưng trên thực tế, các công ty cắt giảm hoá đơn thuế của họ bằng cách tách lợi nhuận được báo cáo khỏi nơi họ tiến hành kinh doanh. Điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn vì sự gia tăng của các tài sản vô hình như thương hiệu.

Tỷ lệ lợi nhuận từ nước ngoài của các công ty đa quốc gia Mỹ tại các thiên đường thuế đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000, lên 63% vào năm 2018. Theo ước tính, các công ty này chỉ có 5% nhân viên ở những địa điểm đó. Họ ghi lợi nhuận ở Bermuda nhiều hơn ở Trung Quốc.

Các thiên đường thuế khẳng định rằng mức thuế cực thấp là cách thể hiện chủ quyền của họ.

Theo OECD, bộ tài chính các nước bị thất thu tới 240 tỷ USD/năm do các công ty chuyển lợi nhuận giữa các quốc gia để giảm thuế. Những người nộp thuế ở Mỹ hoặc Pháp chắc chắn sẽ không hài lòng khi lợi nhuận mà một công ty công nghệ tạo ra tại các nước đó lại bị chuyển sang Ireland hay một công ty vỏ bọc ở Caribbe.

Việc điều phối một mức thuế tối thiểu trên toàn cầu sẽ làm giảm bớt những chiêu trò gian dối. Khoảng 330.000 người đã liệt kê “chuyển giá” trên hồ sơ Linkdln của họ. Đối xử với các công ty thay vì dựa vào chuyển giá có thể làm giảm đội quân cố vấn chạy quanh các cơ quan thuế.

Việc phân bổ quyền đánh thuế theo nơi các công ty thực sự hoạt động sẽ khó hơn, vì người tiêu dùng và nhân viên ít di chuyển hơn so với thuật toán.

Các cuộc thảo luận tại OECD ít nhất là đang đi đúng hướng, với cả mức thuế tối thiểu và tái phân bổ quyền đánh thuế đang được thảo luận. 

Việc cải cách mạnh hơn sẽ tốt hơn. Cơ quan thuế nên từ bỏ lối suy nghĩ rằng những nguồn vốn vô hình có thể định giá được một cách chính xác thông qua việc chuyển giá, thay vào đó nên cố gắng làm rõ nơi các công ty tiến hành kinh doanh bằng cách xem xét doanh số và nơi tập trung nhân viên.

Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho các nền kinh tế phát triển trong ngắn hạn mà còn cho cả những nước nghèo hơn vốn thường chịu thua thiệt. 

Thời gian là điều cốt yếu. Nếu không có cải cách, tình trạng méo mó và rối loạn sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Phan Lê (Theo Economist)

Khối G7 đạt thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp đa quốc gia

Khối G7 đạt thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp đa quốc gia

Nhóm các nước có nền kinh tế phát triển nhất, gọi tắt là G7, vừa đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử nhằm đối phó tình trạng lách thuế của các tập đoàn đa quốc gia.