- Hai lần đối thoại bất thành khi Phó chủ tịch Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh khất, rồi tiếp tục hứa.

Sự không hài lòng của người dân đã lên đến "đỉnh điểm" do ô nhiễm môi trường mà 2 nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc đóng trên địa bàn gây ra nhiều năm nay. Họ đã gây áp lực khiến nhà máy tạm dừng hoạt động...

Lãnh đạo TP Đà Nẵng liên tục vào cuộc nhưng giải pháp vẫn "giậm chân tại chỗ" - người dân vẫn phải sống chung với ô nhiễm, còn lãnh đạo vẫn hứa sẽ bàn tìm giải pháp.

2016 hứa, 2018 hứa tiếp

Động thái mới nhất được xem sẽ gỡ được nút thắt khi chiều 27/2, đoàn công tác của TP do Phó chủ tịch Hồ Kỳ Minh dẫn đầu xuống đối thoại trực tiếp. Người dân đứng chật kín trong sân nhà văn hóa thôn Vân Dương 2 (xã Hòa Liên) từ sớm với mong muốn được giải tỏa những bức xúc.

{keywords}
Ông Phạm Mai (tổ 5, Vân Dương 2). Ảnh: Cao Thái

Sự việc tưởng chừng đã được ông Phó chủ tịch chuẩn bị chu đáo vì tháng 12/2016, ông cũng từng về đối thoại với dân tại Hòa Liên. Khi đó, ông Minh đã yêu cầu tạm dừng hoạt động hai nhà máy để nâng cấp, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Các nhà máy sau đó tiếp tục hoạt động trở lại.

Tháng 12/2017, trong buổi làm việc với chính quyền Hòa Vang, Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng không thể để 2 nhà máy ở lại khu vực này.

Tại buổi đối thoại lần 1 ngày 27/2, trước các câu hỏi liên tiếp của người dân, ông Hồ Kỳ Minh đã cho lùi buổi đối thoại sang chiều hôm sau với lý do "để TP có sự chuẩn bị chu đáo".

Đến hẹn, đúng 14h chiều qua, hàng trăm người dân của 2 thôn có mặt từ rất sớm đứng chật kín sân nhà văn hóa. Phó chủ tịch Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cùng đoàn công tác về xã Hòa Liên đối thoại với người dân 2 thôn Vân Dương 1, Vân Dương 2.

Vẫn những mong mỏi TP giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại 2 nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc để người dân không phải sống cảnh ô nhiễm nặng.

Thế nhưng phát biểu trước người dân 2 thôn, Phó chủ tịch Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho rằng, cả hai phương án dời dân hoặc dời nhà máy đều không phải là phương án tốt. 

Ông Minh lập luận, nếu dời nhà máy thì phải cần thời gian tìm địa điểm để xây dựng. Nếu di dân cũng phải đền bù, giải tỏa và cần thời gian. Ông hứa trước người dân rằng TP sẽ chọn phương án ít xấu nhất để thực hiện.

“Hôm nay các ý kiến của bà con đều muốn đóng cửa nhà máy. Tôi sẽ ghi nhận và báo cáo đầy đủ lên lãnh đạo TP và sẽ trả lời sớm cho bà con”, ông Minh phát biểu.

Người dân có mặt không đồng tình. 

Lãnh đạo hứa rồi để đó?

Diễn biến xử lý vụ việc, TP Đà Nẵng đã từng lên phương án di dân ra xa các nhà máy từ năm 2016, nhưng đến nay "vẫn chưa có phương án tốt".

{keywords}
Tại buổi đối thoại chiều qua, Phó chủ tịch Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh hứa sẽ tập hợp ý kiến của người dân báo cáo lãnh đạo TP. Ảnh: Cao Thái

 

{keywords}
Nhà máy thép Dana Ý đặt ngay trong khu dân cư từ lâu bị người dân phản đối vì gây ô nhiễm

Phía công ty CP thép Dana Ý thì cho rằng, việc người dân liên tục bao vây nhà máy khiến hoạt động sản xuất gặp khó khăn. Nhà máy đã tạm dừng hoạt động.

Thế nhưng, buổi đối thoại đầu năm được Phó chủ tịch TP "chuẩn bị chu đáo" - đến rồi lại hứa, rồi lại bất đắc dĩ phải ra về khi người dân không kí vào biên bản làm việc.

Kết quả sau 2 buổi đối thoại: Người dân vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng đồng nghĩa sẽ tiếp tục sống chung với ô nhiễm nếu công ty hoạt động trở lại.

Phía công ty cho hay, khi có chủ trương di dời dân, TP Đà Nẵng đề nghị 2 nhà máy tạm lo vấn đề kinh phí đền bù vì ngân sách không đủ. TP sẽ bố trí tiền trả lại doanh nghiệp. Hai nhà máy đã lo được tiền nhưng lộ trình di dân đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Dân dồn dập hỏi, lãnh đạo Đà Nẵng khất đối thoại buổi khác

Dân dồn dập hỏi, lãnh đạo Đà Nẵng khất đối thoại buổi khác

Buổi đối thoại do Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh chủ trì bị hoãn giữa chừng do người dân liên tiếp đặt câu hỏi với thái độ bức xúc.

Bí thư Đà Nẵng: Ngân sách đã bị thất thoát rất lớn

Bí thư Đà Nẵng: Ngân sách đã bị thất thoát rất lớn

“Chúng ta bị thất thu bởi chính sự chủ động của những người đi thu thuế. Người ta đáng phải nộp 100 thì chỉ thu 50, còn lại chia đôi cho người đi thu và chủ nhà”, ông Trương Quang Nghĩa nói.

Đà Nẵng: Khách sạn xây vượt tầng chỉ bị phạt hơn 600 triệu

Đà Nẵng: Khách sạn xây vượt tầng chỉ bị phạt hơn 600 triệu

Dù chỉ được cấp phép xây dựng 18 tầng nổi, dự án khách sạn 7 Seven Sea ven biển Đà Nẵng đã ngang nhiên xây thêm 1 tầng.

Nguyễn Hiền - Cao Thái