Vai trò quan trọng của dinh dưỡng 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh COPD, hơn 3 triệu người chết mỗi năm. 

Ở bệnh nhân COPD đặc biệt là giai đoạn nặng thường có tình trạng suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, thiếu hụt các vitamin và các nguyên tố vi lượng. Do đó, vấn đề dinh dưỡng với người bệnh COPD, đặc biệt dinh dưỡng miễn dịch có thể dự phòng được các đợt cấp, nếu biết kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý.

COPD đặc trưng bởi một tình trạng viêm mạn tính đường thở, tổn thương chủ yếu tập trung tại các tiểu phế quản nhỏ hơn 2mm và nhu mô phổi gây giảm từ từ, không hồi phục các chức năng thông khí phổi. Do khó thở thường xuyên nên việc ăn uống ở bệnh nhân COPD thường là khó khăn. Bệnh nhân có xu hướng ăn ít hơn thường lệ và điều này dễ dẫn tới suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 70% số bệnh nhân COPD có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. 

Hậu quả của suy dinh dưỡng ở người bệnh tất yếu dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn phát triển và dẫn tới các đợt cấp của bệnh, làm bệnh tiến triển nhanh và nặng. 

Theo Cẩm nang dinh dưỡng cho người mắc COPD của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, thông thường, người bệnh COPD tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp gấp 10 lần người bình thường. Chế độ dinh dưỡng cân bằng là quan trọng để phòng và chống nhiễm trùng hô hấp, duy trì chức năng phổi trong bệnh COPD.

Vì vậy, người mắc COPD cần ăn nhiều loại thức ăn, giúp cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng. Chọn thức ăn từ các nhóm thực phẩm chính: rau quả và trái cây giúp cung cấp vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ; sữa và các sản phẩm từ sữa (yogurt, phô mai) cung cấp canxi và protein; ngũ cốc cung cấp chất bột đường và năng lượng; thịt, cá là nguồn protein dồi dào.

Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu, có khả năng thuốc lợi tiểu làm giảm kali trong cơ thể. Hãy tăng lượng thực phẩm giàu kali như khoai tây, cà chua, chuối, cam,… Các bữa ăn cần chia nhỏ, nhiều lần trong ngày để giúp dạ dày không quá đầy, bớt khó thở. Ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. Bữa ăn chính trong ngày cần ăn sớm để giúp có đủ năng lượng cho cả ngày. Bữa sáng là bữa ăn chính. Người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý. Tích cực hoạt động thể lực và tập luyện.

 Rau củ quả giàu vitamin tốt cho người COPD, hen suyễn

Người bệnh COPD nên tránh và hạn chế các thức ăn sinh hơi như đồ uống có gas, đồ chiên xào nướng nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá nhiều gia vị: có thể gây khó chịu ở bụng thậm chí gây khó thở. Hạn chế muối, bởi cơ thể sẽ giữ nước khi bạn ăn quá nhiều muối, từ đó gây khó thở thêm. Hạn chế caffein làm mất dịch cơ thể, dẫn đến mất nước và có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị. Tránh dùng nước ngọt đậm màu, cà phê và trà. Giới hạn ở mức 2 ly trở xuống.

Sản phẩm dinh dưỡng chứa Lactoferrin chuyên biệt cho phổi

Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho phổi - sữa non Neomil Lactoferrin. Đây là dòng sản phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng cân đối, đầy đủ dễ hấp thu giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe và ngừa di chứng. 

Sữa non Neomil Lactoferrin đặc biệt bổ sung Lactoferrin nhập khẩu từ Pháp với hoạt tính hỗ trợ chống viêm mạnh mẽ, hỗ trợ ức chế virus, hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Sữa non Neomil Lactoferrin được thiết kế công thức chuyên biệt phù hợp cho người cần tăng cường sức khỏe hệ hô hấp như: người mắc COPD, hen suyễn, viêm phổi, người có tổn thương đường hô hấp.

Sữa non Neomil Lactoferrin chứa Lactoferrin kết hợp Colostrum, đồng thời giàu đạm và chất béo… góp phần bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân COPD, viêm phế quản, hen suyễn... Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng mỗi ngày 1-2 ly Sữa non Neomil Lactoferrin để tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hotline: 0968 567 988

Website: https://neomillactoferrin.com/

Ngọc Minh