Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013 về xoá đăng ký thường trú:
“1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định hủy đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ”.
Ảnh minh họa |
Theo quy định nêu trên, khi bạn thực hiện thủ tục tách khẩu thì chưa có căn cứ để xóa hộ khẩu. Cơ quan công an ở nơi bạn có hộ khẩu trước đây chỉ tiến hành xóa hộ khẩu của bạn khi nhận được thông báo của cơ quan công an nơi có hộ khẩu chuyển đến đã thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại đó.
Đối với trường hợp của bạn, do chưa tiến hành đăng ký vào sổ hộ khẩu mới (bác ruột bạn) nên công an nơi có hộ khẩu trước đây không có căn cứ xóa hộ khẩu.
Ngoài ra, đối với trường hợp đã tách khẩu ra và hiện tại muốn nhập lại hộ khẩu cũ thì theo Điều 19 Luật cư trú quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh như sau: “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.
Như vậy, nếu chỗ ở hợp pháp của bạn là do ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản hoặc chủ hộ (đối với trường hợp bên cho ở nhờ là của gia đình).
Những giấy tờ cần có theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA khi thực hiện đăng ký thường trú bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
- Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú, theo đó để được cấp giấy chuyển khẩu phải có sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu như trên).
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP.
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do ở nhờ thì phải được người cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau,... thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ nêu trên.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Cùng đứng tên hộ khẩu, tôi có được mua lại nhà của mẹ?
Tôi sống cùng mẹ và dì ruột mình tại một căn nhà mà mẹ và dì tôi đứng tên. Cả ba cùng có tên trong sổ hộ khẩu của ông bà (đã mất). Nếu được mẹ và dì đồng ý, tôi mua lại căn nhà đó thì có được không?