Nội dung điều tra bao gồm các nhóm thông tin định danh của cơ sở; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; các loại hình doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở trực thuộc của các tổ chức trên; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam; thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: thông tin về người đứng đầu; lao động của cơ sở; thu nhập của người lao động.
Ảnh minh họa |
Tiếp đến là thông tin về kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh: tài sản, nguồn vốn; kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; thuế và các khoản nộp ngân sách; vốn đầu tư; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D), đổi mới sáng tạo; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam; tiêu dùng năng lượng;
Cùng với đó là thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng phần mềm quản lý, tự động hóa cho sản xuất kinh doanh; sử dụng hình thức thương mại điện tử qua hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trực tuyến; năng lực tiếp cận cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; thông tin về tình hình tiếp cận tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế và thông tin chuyên đề về đơn vị điều tra.
Quyết định cũng nêu rõ, thời điểm điều tra tiến hành vào ngày 01/3/2021. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, cơ sở tôn giáo: thời điểm điều tra tiến hành vào ngày 01/7/2021. Công bố kết quả sơ bộ sẽ đưa lên cổng thông tin và trang điều hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) vào tháng 12/2021; công bố kết quả chính thức Tổng điều tra: Biên soạn sách trắng doanh nghiệp, sách trắng Hợp tác xã vào tháng 01/2022; tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả chính thức Tổng điều tra Quý 1/2022.
Bích Thủy