{keywords}
 

Đằng sau hàng triệu chuyến hàng ngang dọc khắp đất nước là những người vợ vô danh cùng chia sẻ buồn vui với những người đàn ông cầm lái. Một số người vợ chấp nhận ở nhà lo việc gia đình, một số khác chọn cách ăn ngủ cùng chồng trên những chuyến xe.

Những chuyến xe tải chở hàng chiếm hơn 70% khối lượng hàng hóa vận chuyển nội địa của Trung Quốc. Nhưng ít người biết đến cuộc sống mưu sinh vất vả của lực lượng lao động quan trọng này. Những chuyến hàng xuyên ngày đêm khiến họ có rất ít thời gian để ăn uống và ngủ. Sự chậm trễ không mong muốn hoặc những trường hợp bất ngờ xảy ra đôi khi khiến họ thậm chí không còn đủ tiền để mua một bao thuốc lá.

Nhưng phía sau những người tài xế vô danh này là những người phụ nữ vô hình. Họ là người lo tất cả mọi thứ trừ việc lái xe. Có người mang theo cả con cái lên xe, xây dựng một cuộc sống gia đình trong chiếc cabin chật chội.

Năm 2018, Ma Dan - một nhà nghiên cứu Dự án Nghiên cứu tài xế xe tải Trung Quốc - đã tới nhiều thành phố thuộc 5 tỉnh thành, gặp 49 bà vợ của các lái xe tải để lắng nghe câu chuyện cuộc đời, tình yêu và trận chiến mưu sinh của họ.

Dưới đây là những câu chuyện do Ma Dan kể lại.

{keywords}
 

Một trong những hình ảnh gây ấn tượng với tôi nhất là người phụ nữ bước ra từ chiếc xe tải vừa dừng bánh sau 20-30 giờ. Cô ấy bước xuống và nói chuyện với tôi khi trên tay đang ẵm một đứa bé mới 4 tháng tuổi.

Tôi không biết phải nói gì. Đứa trẻ tò mò nhìn tôi. Người phụ nữ này đã trải qua 8 tháng mang thai sống trong chiếc xe tải chật chội. Và 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, cô lại mang nó lên đường cùng bố mẹ.

Những cảnh tượng như vậy không nhằm mục đích gợi lên sự thương hại. Mà bạn nhận ra rằng đôi khi chỉ có một lựa chọn: Cuộc sống chỉ cho bạn một con đường duy nhất để đi.

Ước tính sơ bộ cho thấy có khoảng 25 triệu bà vợ lái xe tải như thế ở Trung Quốc. Họ được chia thành 2 nhóm: những người ở nhà chăm sóc gia đình và những người đi theo chồng trong các chuyến đi.

Nhưng dù thuộc nhóm nào, cuộc sống của họ vẫn là một cuộc chiến khó khăn.

{keywords}
 

Những người vợ phía sau vô lăng

Người người vợ của lái xe tải cũng có một số điểm tương đồng với những người vợ của người lao động nhập cư khác. Nhưng họ cũng có một số đặc điểm riêng.

Lái xe tải là một công việc nguy hiểm, vì vậy nhiều bà vợ thường ở nhà theo dõi tin tức. Đó là cách họ theo dõi diễn biến thời tiết và sự phát triển của địa phương, cũng như kiểm tra mọi sự cố giao thông trên các tuyến đường thường ngày của chồng.

Ngay cả khi thấy một vụ tai nạn giao thông hoàn toàn không liên quan đến cung đường của chồng mình, họ cũng có thể bị ám ảnh trong vài ngày sau. Trạng thái lo lắng thường xuyên này khiến họ phải chịu những gánh nặng của riêng mình.

Cách đây 3-4 năm, chị Gao Chunjie, 46 tuổi vẫn còn ở nhà mỗi khi chồng lên đường.

“Bắt đầu từ khoảng năm 1992, lái xe tải là một nghề khá thời thượng. Lúc ấy, tôi là giáo viên dạy thể dục, kiếm được 130 tệ (chưa đến 500 nghìn đồng/tháng), trong khi chồng tôi kiếm được 4.000-5.000 tệ (14-18 triệu đồng).

Sau đó, bạn của chồng cô gợi ý 2 vợ chồng chuyển đến Sơn Đông để chở hàng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những chiếc xe tải còn chạy chậm và có mã lực thấp. Mỗi chuyến đi thường mất hơn 10 ngày cả đi và về, vì thế họ chỉ được gặp nhau 2 lần/tháng.

“Khi con trai được nghỉ hè, tôi cũng đi cùng chồng và chứng kiến độ gập ghềnh của một số con đường” – chị Gao nhớ lại.

Và khi trở về nhà, chị cảm thấy khó ngủ vì lo lắng. Chị luôn đợi chồng gọi về và bắt đầu cảm thấy bấn loạn khi không thấy anh gọi.

Chồng chị lại có thói quen uống chút bia rượu để thư giãn. Chị luôn nhắc anh: “Lái xe cẩn thận đấy. Chú ý nhìn đường vào”.

{keywords}
Chị Gao Chunjie và chồng

Ngày đó đã có điện thoại di động nên họ gọi cho nhau ít nhất 1 lần/ ngày. Có một lần, anh không nhấc máy trong nhiều ngày. Chị đã lo lắng đến phát ốm.

“Tôi bắt đầu khóc. Nhưng chúng tôi không nói chuyện nhẹ nhàng như những cặp vợ chồng khác. Anh ấy chỉ nói ‘Chẳng làm sao cả! Làm sao mà khóc? Cô nghĩ là tôi không biết lái xe à?’”.

Lúc ấy, chị Gao lo mọi việc ở nhà. Một lần, chị bị sốt và đi tiêm. Trên đường về nhà sau khi tiêm, chị đau đến mức không thể cử động được. Con trai chị lúc ấy 10 tuổi đã đến gần và nói: “Mẹ ơi, con sẽ bế mẹ”. Chị cảm thấy đau lòng khi nghĩ về điều đó.

Gao nói, cô là người thẳng tính nên vợ chồng cô hay cãi nhau khi ở cạnh nhau. Nhưng từ khi chồng đi vắng trong thời gian dài, họ luôn nghĩ về những khó khăn của nhau và vì thế luôn trân trọng khoảng thời gian ở bên nhau.

"Anh ấy ăn nói cộc cằn nhưng cũng rất ngọt ngào. Anh ấy không biết nói lời 'có cánh' nhưng luôn làm những việc đúng đắn. Anh ấy là kiểu người như vậy" - Gao nhận xét về chồng. 

(Còn nữa)

Phần 2: Những người phụ nữ sống trong thế giới đàn ông

Nguyễn Thảo (Theo The Sixth Tone)

Người phụ nữ Trung Quốc phát hiện mình 'đã chết' trên hộ khẩu

Người phụ nữ Trung Quốc phát hiện mình 'đã chết' trên hộ khẩu

Một người phụ nữ họ Wang (39 tuổi), sống tại tỉnh Tứ Xuyên, bàng hoàng phát hiện mình đã tử vong trên giấy tờ suốt 16 năm qua, theo Sixth Tone.